Sáng 8/9, Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần đầu tiên họp, cho ý kiến về dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Dự thảo đã cụ thể hóa nội hàm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cho ý kiến về dự thảo luật, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị quy định thêm các hành vi bị cấm, điển hình như cấm lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo dẫn đến kích động bạo lực, xâm hại độc vật tàn bạo, mê tín dị đoan, gây phản cảm.
“Những lễ hội như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu... phơi ra giữa sân đình khiến người dân và khách du lịch ngoài nước thấy không hiểu người Việt Nam là như thế nào. Có thể đây là truyền thống đã hàng ngàn năm, nhưng giờ đã trở thành mông muội trong một thế giới đã văn minh, nhân văn hơn”, bà Khánh nói.
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thì bày tỏ bức xúc về việc đốt vàng mã quá nhiều, gây ô nhiễm, lãng phí, ảnh hưởng cả đến giao thông, xả rác tràn lan. Khắc phục tình trạng này, ông Phương kiến nghị đánh thuế cao mặt hàng vàng mã.
Trước quy định về mặt thời gian để kiểm nghiệm thực tế hoạt động của tổ chức trước khi công nhận, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, không nên đặt ra thời gian 5 hay 10 năm để theo dõi, thử thách mà không dựa trên căn cứ nào. Ông Lợi cũng cho rằng quản lý tín ngưỡng tôn giáo nên giao cho bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay vì bộ Nội vụ như hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH ủng hộ việc quy định sự tham gia của tôn giáo vào các hoạt động giáo dục như mở trường, cũng như việc đảm bảo quyền thực hành tín ngưỡng tôn giáo cho những người đang thi hành án trong các nhà tù, trại giam…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét