Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế

Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới. Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.

Hội thảo tập trung bàn về phát huy giá trị 5 di sản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận và một số di sản khác của Cố đô Huế.

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 1 Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.
Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi chiến tranh kết thúc (năm 1975), kho tàng di sản văn hóa của Cố đô Huế bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Khu vực Tử Cấm thành gần như bị xóa sổ, Hoàng thành Huế chỉ còn lại 62 công trình, so với 136 công trình kiến trúc nguyên thủy. Khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Các lăng tẩm hầu hết đều xuống cấp, thấm dột ở những mức độ khác nhau… Tuy nhiên, bằng sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, chính quyền địa phương, đến nay đã có khoảng 130 công trình lớn nhỏ thuộc di tích Cố đô Huế đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn và không ngừng phát huy giá trị.

Nếu năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được vinh danh vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO, thì đến năm 2016, tại Cố đô Huế đã có thêm 4 di sản tiếp tục được UNESCO vinh danh. “Có thể nói, Huế là một thành phố di sản với 5 di sản thế giới, được UNESCO vinh danh, đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế”, ông Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, nêu ý kiến tại hội thảo.

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 2
Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 3Kim ấn, kim sách (ấn vàng, sách vàng) thời nhà Nguyễn – tài sản vô giá của quốc gia
Tương tự, GS-TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nhận xét: “Không có ở các di sản khác của Việt Nam và cũng hiếm thấy ở các nước trên thế giới, trong một khu di sản - Quần thể di tích Cố đô Huế - lại được UNESCO ghi danh 5 danh hiệu cao quý”. GS Tiêu cho rằng, đây là một kho tàng đồ sộ và vô giá về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về di sản văn hoá; là nguồn tư liệu gốc, độc bản chứa đựng thông tin phong phú về lịch sử, địa lý, tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp chế, triết học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật… của triều Nguyễn. Còn tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thì bày tỏ tự hào: “Ngày nay, Huế là nơi có số lượng di sản văn hóa hàng đầu của Việt Nam, là địa phương đầu tiên của nước ta được UNESCO vinh danh các di sản văn hóa, bao gồm cả di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu”.

Nhiều ý kiến cho rằng, di tích Cố đô Huế phục hồi, tạo được sức sống và không ngừng phát huy giá trị như hôm nay có vai trò rất lớn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. “Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là mô hình tổ chức quản lý thành công nhất so với các Di sản thế giới khác ở Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và yêu cầu của UNESCO đối với di sản được ghi danh là di sản thế giới”, GS-TSKH Lưu Trần Tiêu đánh giá. Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế), từ sự trợ giúp về kỹ thuật và tiền bạc của quốc gia và quốc tế, chính Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cứu vãn và phát huy được nhiều công trình di tích có ý nghĩa.

Đọc tiếp »

NSND Khải Hưng: Phim truyền hình bây giờ nhiều nhà cao cửa rộng quá

Tại sao phải là Đan Lê? Con dâu tôi không phải diễn viên, không được học trường đào tạo diễn viên, nếu có năng khiếu chỉ có thể hợp vai ở một phim nào đó. Vì không phải diễn viên nên cô ấy không thể biến hóa như diễn viên, không thể đóng vai nào cũng có thể hóa mình. Tôi không cần Thanh diễn thử, nhưng hỏi chuyện rất nhiều.

Sau một số phim thu tiếng đồng bộ, phim này vẫn chọn cách lồng tiếng, rất dễ gây nhàm chán, ông thấy sao?

Tôi muốn có sự chia sẻ, bởi vì điều kiện làm phim rủi ro, nhất là hãng phim tư nhân. Chúng tôi có thể phải huy động dăm bảy tỷ đồng, chỉ với cái lắc đầu của nhà đài có thể bị phá sản. Ngay cả đơn vị nhà nước như VFC làm phim trong điều kiện không ngang bằng quốc tế. Đi ra nước ngoài tôi thấy họ làm phim nhàn, sướng lắm, có đầy đủ điều kiện làm phim. Việt Nam chẳng có gì, vẫn phải lồng tiếng vì chẳng có trường quay nào cả. Thu tiếng đồng bộ bị mất âm thanh đời sống, tiếng không đẹp. Diễn viên tôi không thử, nhưng chọn người lồng tiếng tôi cũng thử nhiều lắm.

Hợp đồng hôn nhân dài 35 tập, kể về Phong chàng trai nông thôn ước mơ làm diễn viên. Sau nhiều lần nhờ vả, Phong được người bà con mời lên thành phố, nhưng là để đóng vai ông chồng giả trong một hợp đồng hôn nhân với Quỳnh-cô gái thành đạt muốn hợp thức hóa đứa con sắp ra đời. Trong quá trình hôn ấy, Phong gây ra nhiều rắc rối, trớ trêu và phải đối diện với tình cảm thật nảy sinh.

Đọc tiếp »

Người đẹp Phạm Thủy Tiên và một tuần “chạy sô” trung thu

Cũng múa lân, sư tử, cũng ảo thuật, trình diễn thời trang nhưng đều cây nhà lá vườn rất đỗi thân thuộc. Chương trình do Văn phòng SOS Hà Nội phối hợp Chi đoàn Trị sự báo Tiền Phong tổ chức, cùng nhóm sinh viên tình nguyện đang dạy thêm tại đây.

Nếu như Trung thu ở Viện huyết học-Truyền máu Trung ương hôm 14/9 xôm tụ với các chị Hằng trong trang phục trắng tinh khôi-trong đó có cả Thủy Tiên- đêm hội ở Làng trẻ SOS có một chị Hằng đặc biệt.

Từ cổng đi vào dễ nhận ra một cô gái mặc áo màu xanh tình nguyện, chiều cao bật trội hơn tất cả đám đông đang quây quần theo dõi chương trình đón trăng. Phạm Thủy Tiên, Người đẹp Nhân ái (Hoa hậu Việt Nam 2016) xuất hiện với tất cả vẻ giản dị vốn có, cặp kính cận dày cộp. Tiên kể sau cuộc thi, cô “học như ma đuổi”, bởi chương trình tiên tiến, khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương đâu phải chuyện đùa.

Hay tin đoàn báo Tiền Phong phối hợp tổ chức Trung thu ở Làng, Phạm Thủy Tiên tình nguyện tham gia. Không ngồi nghiêm ngắn ở bàn dành cho đại biểu, Thủy Tiên bận rộn với những lời mời chụp ảnh cùng, khi được mời lên trao quà, lúc lại trở thành trọng tài trong trò chơi cướp cờ.

Lúc ngồi xuống mâm phá cỗ với các gia đình, Tiên giao lưu rất tự nhiên với người chủ gia đình ngồi bên, một bà mẹ có kinh nghiệm chăm các con gần 30 năm nay. Áo ướt mồ hôi bởi giữa sân phá cỗ chỉ có những làn gió thoảng từ những chiếc quạt giấy, nhưng gương mặt cô không mảy may khó chịu.

Trung thu ấm áp tại Làng SOS
Hỏi cảm giác một tuần “chạy sô” Trung thu, Tiên đáp “mệt nhưng vui lắm ạ”. Tuần “chạy sô” của cô bắt đầu từ sự kiện “Tết Trung thu-Tết của sẻ chia” dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Việt Đức do CLB Liên kế trẻ Trung ương Đoàn (Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn) phối hợp Đoàn thanh niên ĐTH Việt Nam tổ chức hai ngày 11, 12/9.
Đọc tiếp »

Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương

Đến với Hệ thống nhà sách Tiền Phong trong những ngày này, các bé không chỉ được thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới của văn hóa và tri thức mà còn được Nhà sách tặng những món quà bổ ích và thiết thực.

Riêng tại Nhà sách Tiền Phong Thanh Hóa (tối ngày 13/9) các bé còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ hấp dẫn do chính các cô chú của Nhà sách biểu diễn và tham gia các trò chơi đố vui có thưởng, phá cỗ trông trăng trong “Đêm Hội Trăng Rằm”.

Nhà sách Tiền Phong tại Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng đã mang đến cho các bé một Tết Trung thu ấm áp, kết nối các em với truyền thống văn hóa, lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa cho tuổi thơ của các em.

Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 1
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 2
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 3
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 4
Đọc tiếp »

Phim Việt vẫn quý hồ đa

“Cô hầu gái”, phim kinh dị Việt khá hơn cả dịp này.“Cô hầu gái”, phim kinh dị Việt khá hơn cả dịp này.

Đơn giản

Bốn phim Việt chiếu rạp dịp này: Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Phim trường ma, Nắng và phim kinh dị vừa khởi chiếu 16/9 Cô hầu gái. Găng tay đỏ vừa ra rạp 10 ngày, nhà sản xuất ra thông cáo ngừng chiếu toàn quốc từ 12/9, không rõ lí do nhưng nội dung khá thất vọng.

Tấm Cám: Chuyện chưa kể là phim Việt triệu đô, với ba phần tư phim phải đùng đến kỹ xảo. Với từng ấy khối lượng thì số tiền khoảng 1 triệu USD để liệu cơm gắp mắm cũng khiến nhà sản xuất, đạo diễn Ngô Thanh Vân đau đầu. Chưa kể lùm xùm khi phim không được chiếu tại cụm rạp CGV-khoảng 40% số rạp chiếu. Có lẽ đây cũng là một trong số lí do khiến khán giả đồng cảm, quyết định đi xem phim. Sau 10 ngày, doanh thu Tấm Cám đạt 46 tỷ đồng, hiện vẫn bám rạp dù chỉ hai ngày nữa phim ra mắt tròn tháng.

Lấy cảm hứng từ cổ tích Tấm Cám, phim vẫn có những sự kiện, tình huống rõ mười mươi, nhưng phần chưa kể thì cũng có cái thêm thắt, làm mới phù hợp thể loại giả tưởng. Ngô Thanh Vân khen Ninh Dương Lan Ngọc “gây bất ngờ, hoàn toàn lột xác”, kỳ thực cô khiến khán giả khó chịu vì nét diễn cứng, kịch.

Ngô Thanh Vân tạo hình rất ổn cho vai dì ghẻ, nhưng với vai này Vân cũng ra khỏi khu vực an toàn của mình. Hạ Vi có vẻ đẹp hợp với Tấm, chỉ có điều khá nhiều pha diễn xuất của cô thật khó đỡ, không để đâu cho hết đơ. Một trong những điều khiến người xem vẫn đến với Tấm Cám là thể loại thần thoại giả tưởng còn khá tươi mới đối với điện ảnh nội, dù có nhiều ý kiến chê bai kỹ xảo nhưng những người thực hiện làm tốt nhất trong khả năng, tự hào về trình độ kỹ xảo của người Việt.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh dự sơ loại Oscar 2017. Phim của Victor Vũ đạt điểm cao nhất của hội đồng tuyển chọn, đại diện Việt Nam dự sơ loại Oscar

Nắng không đơn thuần phim hài, nó chứa đựng câu chuyện gia đình về tình mẫu tử dễ lấy cảm tình của người xem. Bà mẹ Mưa bị thiểu năng nhưng có cô con gái tên Nắng thông minh lanh lợi. Hai mẹ con nương tựa nhau sống qua ngày bằng nghề bán vé số, lượm ve chai nhưng sẵn sàng cưu mang thêm hai người cầu bất cầu bơ: Một chàng trai định tự tử vì chẩn đoán nhiễm H, một tên giang hồ muốn lánh nạn. Phim đột ngột rẽ hướng khác khi bà mẹ thiểu năng bị dàn cảnh đổ thừa buôn bán tàng trữ ma túy.

Một trong những khâu yếu của phim Việt vẫn là kịch bản, Nắng không ngoại lệ. Phim này từng bị lùi ra mắt 5 tháng để chỉnh sửa hậu kỳ, nhiều người có thể nghi ngờ phim bị thay đổi, chỉnh sửa quá nhiều. Bởi phần đầu mạch lạc, trôi chảy hơn, đoạn sau bị sắp đặt khá gượng ép.

Một số tình tiết, nhân vật được cài cắm, nhưng mất hút ở phần sau, có lẽ cũng không là điều lạ ở phim Việt. Quy tụ nhiều diễn viên hài có danh như Thu Trang, Trấn Thành, Hoài Linh nhưng phim không rơi vào tấu hài nhảm, có những đoạn sâu lắng cảm động. Có gia đình đưa trẻ đi xem, chúng cũng thút thít ở những cảnh cảm động do cô bé Kim Thư mang lại. Dù vậy, đây vẫn là một phim đơn giản, không có gì đột phá.

Kinh dị- không ngon ăn

Cô hầu gái của đạo diễn Việt kiều Derek Nguyễn khởi chiếu 16/9 mang đến không khí khá mới. Chuyện phim diễn ra trong bối cảnh Việt Nam năm 1953, tại đồn điền Sa Cát do đại úy Sebastien quản lý. Linh, cô gái bí ẩn xin làm người hầu tại căn biệt thự của Sebastien, khám phá ra câu chuyện về hồn ma của bà vợ Camille cùng quá khứ của bà Hàn quản gia, ông cai phu tên Châu.

Phim được chăm chút kỹ về hình ảnh, âm thanh bởi bên cạnh không khí rùng rợn vẫn có màu sắc lãng mạn của một chuyện tình. Ngôi biệt thự Pháp cổ liền kề cánh rừng cao su càng gợi không khí âm u, rùng rợn khá hợp lý với không gian cổ điển, châu Âu bên trong. Khán giả yếu bóng vía xem suất chiếu cho báo giới hôm 14/9 được phen tán loạn. Chẳng là nhân vật hóa trang giống hệt hồn ma trong phim thình lình xuất hiện bên cạnh đúng đoạn cao trào. Chẳng cần đến công nghề hù dọa này, phim cũng có những cảnh lạnh gáy.

Tạo được không khí kinh dị, tuy thế Cô hầu gái vẫn khiến khán giả ấm ức vì những điều phi lí trong kịch bản, thân phận thật của cô hầu gái có thể lờ mờ đoán ra khá sớm. Nhung Kate vai Linh ngoại hình phù hợp, diễn xuất tiến bộ. Ánh mắt cũng biến hóa đa dạng, chứa đựng đủ sắc thái từ yêu thương, oán giận, sợ hãi. Nhưng máy quay bắt cận ánh mắt của Nhung khá nhiều, gây cảm giác thừa và lặp.

Phim trường ma, ma đâu không thấy chỉ thấy tấu hài là nhiều. Khai thác câu chuyện theo lối phim trong phim, khán giả theo chân một đoàn làm phim lên Đà Lạt quay nốt những cảnh quay cuối cho phim Em gái đột biến. Lại Đà Lạt, bối cảnh ma mị của hầu hết các phim kinh dị Việt với những vạt rừng hoang vắng, biệt thự hoang đổ nát. Tuy nhiên, mạch phim về sau thay đổi liên tục với những cú rẽ bất ngờ, kịch tính, chỉ có điều hơi tham lam và cách xử lý kém duyên, nhất là cái cớ làm ra một loạt hành động của nhân vật Phong.

Có khán giả phàn nàn rằng, phim này hội đủ những yếu tố không thể ưa nổi của phim Việt. Có thể hơi quá, nhưng khán giả nào dị ứng với kiểu làm quá của các diễn viên đóng nhân vật đồng tính hẳn không ưa. Lê Dương Bảo Lâm, Mạc Văn Khoa của chương trình Cười xuyên Việt, thậm chí cả diễn xuất của Lê Khánh dễ dàng đẩy phim đến chỗ tấu hài thường thấy của sân khấu. Cười lên ngôi, kinh dị chỉ dừng lại ở các màn hù dọa, sắp đặt đơn sơ, hành động và kịch tính chưa xứng đáng đã biến Phim trường ma thành tác phẩm khá chơi vơi.

Đọc tiếp »

Hoàng Thành biến thành làng nghề độc đáo

Sự độc đáo thể hiện từ cổng chào, sân khấu, màn phục dựng, các gian hàng trưng bày, trình diễn và bán sản phẩm làng nghề, 30 gian hàng ẩm thực... Không gian Liên hoan Du lịch Làng nghề Truyền thống Hà Nội gồm các khu vực chính: Khu tái hiện không gian làng nghề (lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng); 7 khu thao diễn tay nghề, tham gia có các nghệ nhân tiêu biểu; Khu triển lãm ảnh và tư liệu làng nghề truyền thống; Khu không gian nghệ thuật sắp đặt từ các sản phẩm làng nghề, phố nghề; Khu gian hàng với gần 250 gian...

Họp báo sáng 15/9, Sở Du lịch Hà Nội và các đơn vị phối hợp mô tả chi tiết từ cái cổng làng Bát Tràng sẽ được tái tạo ra sao ở Hoàng Thành, rồi con đường gốm với 40 nghệ nhân và 300 sản phẩm bố trí theo nhiều chủ đề. Cổng làng lụa Vạn Phúc cũng được tái tạo tỷ lệ 1:1 như cổng làng Bát Tràng.

Bên trong phục dựng khung cảnh làng Vạn Phúc xưa và nay, có hẳn những cánh đồng dâu trải ra. Hàng trăm khóm dâu được kỳ công giữ cho không rụng lá, trưng bày cho khách tham quan. Đương nhiên cả nong tằm, khu ươm tơ, guồng kéo sợi... Gần 400m được đem phơi, góp phần tái tạo hoạt động của làng nghề Vạn Phúc nổi tiếng.

Làng nghề truyền thống Hà Nội có bề dày lịch sử nhiều trăm năm, nức tiếng cả nước: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, khảm bạc Định Công, thêu Quất Động, đúc đồng Ngũ Xã …Tất cả đã góp phần lưu giữ nét văn hóa kinh thành Thăng Long xưa, tạo dấu ấn riêng về kinh tế, là địa chỉ văn hóa, du lịch.

Với chủ đề “Hà Nội - tinh hoa nghề truyền thống”, Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016 được BTC kỳ vọng sẽ là hoạt động văn hóa du lịch góp phần giới thiệu, bảo tồn, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch của Hà Nội.

Đây cũng là dịp để các làng nghề, các doanh nghiệp nghề truyền thống, các doanh nghiệp du lịch giao lưu, hợp tác, phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm nghề truyền thống. Một điểm nhấn nữa là tinh hoa ẩm thực, nét tinh tế trong chế biến, trình diễn các món ăn truyền thống, đặc sắc của mọi miền Tổ quốc.

Một số hoạt động khác: Giới thiệu các loại hình văn hóa và trò chơi dân gian như rối nước, rối cạn, thư pháp, ca trù, kéo co, cờ người… Và hội thảo chủ đề: “Làng nghề Việt Nam gắn với phát triển du lịch và hội nhập quốc tế”. Kinh phí tổ chức liên hoan huy động từ nguồn lực xã hội hóa. Lễ khai mạc 19h30 tối 29/9 tại Quảng trường Đoan Môn.

Đọc tiếp »

Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016

Ông Vương Duy Biên Thứ trưởng Bộ VHTT và DL và bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tham gia trong vòng xòe.Ông Vương Duy Biên Thứ trưởng Bộ VHTT và DL và bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tham gia trong vòng xòe.

Ban tổ chức đã giới thiệu đến đông đảo đại biểu những tiềm năng, lợi thế của vùng đất Mường Lò, đặc biệt là những nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Thái.

Tiếp đó là Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập thị xã Nghĩa Lộ và trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất cho thị xã Nghĩa Lộ. Phần hội của Lễ khai mạc sẽ gồm nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó có màn đại xòe dân tộc Thái gồm 1200 diễn viên và nghệ nhân tham gia.

Trước khi lễ khai mạc, đã diễn ra chương trình Diễu diễn đường phố với chủ đề “Lung linh sắc màu Tây Bắc” đã thực sự hấp dẫn du khách và nhân dân địa phương. Lần đầu tiên người dân vùng cao Yên Bái được chứng kiến và tham dự các hoạt động văn hóa đường phố nhiều màu sắc với các làn điệu dân vũ và 6 điệu xòe cổ với sự tham gia của khoảng 700 người.

Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 1Toàn cảnh màn Đại xòe.

Tiếp đó, Liên hoan diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái đã diễn ra với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ 5 tỉnh vùng Tây Bắc. Các tích, trò trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, các loại hình dân ca dân vũ, các trò chơi dân gian tiêu biểu của vùng miền đã được trình diễn giúp du khách và nhân dân hiểu và cảm nhận được những nét văn hóa đặc sắc và tinh túy nhất của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Đặc biệt, người dân và du khách có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động để trải nghiệm thực tế.

Một số hình ảnh khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016:

Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 2
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 3
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 4
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 5
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 6
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 7
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 8
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 9
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 10
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 11
Ngất ngây với màn đại xòe khai mạc tuần lễ văn hóa Mường Lò 2016 - ảnh 12
Đọc tiếp »

Xóa mù nghệ thuật cho người lớn

Học vẽ trong quán cà phê chỉ có ở những lớp xóa mù. Ảnh: Hồng Hạnh.Học vẽ trong quán cà phê chỉ có ở những lớp xóa mù. Ảnh: Hồng Hạnh.

Xóa mù nghệ thuật

Lớp học cảm thụ âm nhạc cho người lớn. Lớp dạy vẽ cho người lớn. Lớp múa đương đại, lớp hiphop… cho người lớn. Những đăng tuyển chiêu sinh kiểu này có thể gặp hàng ngày trên mạng xã hội và ở các trung tâm nghệ thuật cho trẻ em. Nhà văn Đặng Thiều Quang kể, anh đưa con gái đi học nhạc, nghe lỏm mới thấy rất nhiều kiến thức cơ bản về nhạc lý bị hổng. Nên anh xin phép cô giáo cho ngồi học cùng con. Đặng Thiều Quang gần như trở thành học sinh già nhất của ca sĩ Thùy Dung.

Nguyễn Quang Huy (du học sinh tại Pháp) cho biết, trước khi sang Toulouse học, mẹ anh đã tìm riêng một họa sĩ già để phổ cập kiến thức về hội họa cho con trai. Huy thuộc thế hệ 8X, bị mù về âm nhạc, hội họa giống rất nhiều 7X, 8X khác. Cuộc sống bình thường không sao, nhưng khi phải ra ngoài giao tiếp, đặc biệt với người nước ngoài, thì quê không chịu nổi.

Bản thân tôi, hoàn toàn “mù chữ” về múa. Thấy Phan Ý Ly chiêu sinh hai khóa học tên là “Điên” và “Cuồng”, tò mò đăng ký thử. Tôi được cung cấp những kiến thức cơ bản về cảm thụ múa và những cách dùng cơ thể để biểu lộ cảm xúc của mình. Về sau đi xem múa tự tin hẳn.

Những chương trình nghệ thuật đương đại ngày càng trở nên phổ biến. Học được ngôn ngữ của nó để có thể “giao tiếp cơ bản” một nhu cầu có thật. Nhiều nghệ sĩ trẻ nắm được trào lưu này đã lập ra các khóa học ngắn ngày tập trung vào các đối tượng là sinh viên, người đã đi làm, thậm chí cả bà nội trợ.

Thời gian học trung bình từ 1-3 tháng. Chương trình dạy tập trung vào thực hành và cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để phổ cập kiến thức về nghệ thuật cho người lớn. Học phí trung bình từ 200.000 – 500.000/buổi tùy yêu cầu của học viên. Đắt nhất là kiểu học một thầy một trò.

Một vài lớp học cho người lớn (không chuyên) được share và phản hồi tốt là: Pi corner, Zest art, Cát Tường… (dạy vẽ), Học viện âm nhạc quốc gia, VietS Voice, Trung tâm nghệ thuật Mr Thương… (dạy thanh nhạc, piano, guitar…), Blackbox, Dancenter… (dạy múa).

Xóa mù nghệ thuật cho người lớn - ảnh 1Học múa tự do kiểu “Điên”

Thư giãn và gây nghiện

Nói riêng về lớp Điên mà tôi học. Mỗi buổi, học viên sẽ được sử dụng những bài tập giúp mỗi người dần dần cởi bỏ sự e ngại để tự tin hơn với chuyển động và âm nhạc. Ngoài ra, còn có thể học cách giải phóng năng lượng, thăng hoa trong cảm xúc. Học cách sáng tạo và làm chủ không gian. Khám phá sự tự do của chính mình...

Phan Ý Ly khuyến khích học viên được phép múa thế nào cũng được. Nghĩ gì và cảm gì, nhảy xiên xẹo ra sao cũng chả sao. Mọi người đều như thế. Dần dần, qua hướng dẫn, người học có ý thức khớp các chuyển động của mình với âm nhạc. Đến buổi học thứ năm thì đã bắt đầu biết thưởng thức múa đương đại.

Thế nên, hết khóa, hầu hết các bạn cùng học lớp với tôi đều có nhu cầu học tiếp, thậm chí học lại từ đầu, cùng những học sinh mới.

Đinh Hương Thảo (kinh doanh thời trang) chia sẻ: gần đây tôi tham gia vẽ tranh với Pi Corner và thấy khá thú vị. Đi cafe không gian thoáng, lớp vui nhộn, và thực sự là lúc vẽ chỉ có vẽ thôi chả lo nghĩ gì nữa. Nói chung là đi để thoả mãn cho một phần tâm hồn đã ngủ yên mấy năm vì lo cơm áo gạo tiền.

Cô Nguyễn Thanh Thủy (cán bộ hưu trí, Hà Nội) kể: cô rất thích hát. Về hưu, con gái đăng ký cho mẹ đi học thanh nhạc ở Nhạc viện. Học xong, thấy hay quá, cô giới thiệu cho mấy bạn cùng phường. Giờ rảnh là cô đi hát phục vụ hội nghị cùng với Câu lạc bộ ở Cung văn hóa. Hát có cát-xê hẳn hoi. Rất vui!

Tốt cho sức khỏe

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (BV Bạch Mai) muốn tôi kể câu chuyện của một bệnh nhân của chị lên báo, để biết đâu sẽ giúp được nhiều người. Bệnh nhân 33 tuổi, nữ, bị trầm cảm nặng sau khi ly hôn. Suốt một năm, tuần nào chị cũng đến chỗ bác sĩ Hà để tái khám và lấy thuốc. Tình hình bệnh tật có cải thiện nhưng khi gặp một sang chấn tâm lý khác (mẹ mất) thì trở nặng hơn.

Để giải tỏa cho chị gái, em gái chị đã đăng ký ba buổi học vẽ và ba buổi học múa hiphop cho chị. Ban đầu chị không hợp tác, đi một buổi nghỉ hai buổi, vào lớp cũng mất tập trung. Sau em gái phải đi học cùng để “trông” chị.

Hết năm tháng, bệnh của chị gần như đã khỏi đến 60%. Bác sĩ Hà nói: “Tôi biết liệu pháp trị trầm cảm bằng cách khuyến khích những hobby (thú vui, sở thích riêng) nhưng không ngờ hiệu quả lại tốt như thế. Nếu chẳng may các bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có thể thử học hoặc thử thích một trò chơi gì đó. Nó sẽ khiến thời gian hồi phục của bạn ngắn lại”.

Đọc tiếp »

NSND Bùi Bài Bình: “Hết thời rồi thì... trật tự”

Làm “lái buôn” vùng cao

Nhiều người biết vợ chồng Bùi Bài Bình lụi hụi bán cà phê suốt hơn hai mươi năm. Lý do đơn giản: “Lương hai vợ chồng không đủ sống, huống hồ còn nuôi con nên chúng tôi bán cà phê để lo cho hai đứa ăn học”. Bây giờ, Bùi Bài Bình đã chính thức “giải nghệ” bán quán vì hai con của anh đã lớn, bản thân anh chắc cũng đã có nhu cầu được thong thả. Những ngày không đóng phim, buổi sáng anh dậy muộn, ra quán uống cà phê, lắng nhìn dòng đời trôi trên phố, rồi đọc sách, xem phim để biết “thiên hạ” diễn như nào còn trầm trồ hoặc lắc đầu không phục.

Chẳng phải lúc nào Bùi Bài Bình cũng “đắt khách”, có khi vài ba năm anh không tham gia bất kể bộ phim nào. Ngay cả bây giờ, có được diễn, Bùi Bài Bình cũng khó nhận được vai chính: “Vai chính để cho các bạn trẻ, ngoài hai mươi đến ba mươi”. Thời nào cũng vậy, phim ảnh thiếu gái xinh, trai đẹp, kém hấp dẫn hơn hẳn. Thế nên, Bùi Bài Bình cũng không buồn, vì ai chẳng có một thời trẻ trai. Hơn nữa, “đất” diễn hẹp mới biết tài diễn viên. Đây là lúc Bùi Bài Bình “trổ” nghề. Mới rồi, anh đã nhận lời tham gia hai vai thứ chính ở hai bộ phim truyền hình dài tập: Chuyện tình bên đồng hoa tam giác mạch và Thời chúng ta đang sống.

NSND Bùi Bài Bình: “Hết thời rồi thì... trật tự” - ảnh 1Tranh của Nguyễn Văn Hổ.

Khán giả yêu phim ảnh từng biết đến Bùi Bài Bình qua vai Hòa, người đàn ông trí óc không bình thường trong “Mùa ổi”, vai Tòng gian ác trong “Ma làng”, vai Khuếnh trong “Gió làng Kình”, cũng một vai phản diện… Lần này, khán giả sẽ gặp Bùi Bài Bình trong vai một người đàn ông dân tộc thiểu số, xuất thân buôn trâu, buôn bò… Sẽ có người thắc mắc, chuyên đóng vai hiền lành, ngu ngơ như anh liệu nhập vai buôn bán có hợp?

NSND đùa: “Lái buôn ở vùng cao chắc cũng ngu ngơ như tôi thôi”. Song Bùi Bài Bình đã thắng trong những vai phản diện thì khán giả cũng có quyền tin tưởng anh sẽ tiếp tục thành công trong vai lái buôn người Mông. Không ít diễn viên khi vào vai dân tộc thiểu số thường hời hợt, không tìm hiểu văn hóa vùng miền, dẫn đến mất thiện cảm ở người xem.

Bùi Bài Bình cho biết, “Chuyện tình bên đồng hoa tam giác mạch” được quay suốt 6 tháng, anh cũng đã nghiên cứu về tính cách và lối sống của người dân tộc thiểu số vùng cao để vai diễn của mình thuyết phục nhất có thể. Tiết lộ về bộ phim truyền hình dài tập này, Bùi Bài Bình bật mí: “Phim đan xen giữa mơ ước của người nhiều tuổi với đam mê của lớp trẻ bây giờ. Phim có nhiều bi kịch, còn vai diễn của tôi chắc chắn là vai được”.

“Lớp trẻ bây giờ ăn sẵn, người như nào đóng vai như thế”.

NSND Bùi Bài Bình

Ngược lại, bộ phim “Thời chúng ta đang sống” đi vào một đề tài “cổ”: Câu chuyện bán nhà ở một gia đình có 5 anh em, Bùi Bài Bình vào vai anh cả. Không giống như nhiều người quan niệm phim ảnh chủ yếu để giải trí, NSND lại thích những bộ phim có độ sâu, có triết lí và phải truyền tải một thông điệp nào đó: “Bộ phim dài tập “Thời chúng ta đang sống” dễ xem. Chuyện bán nhà chỉ là cái khung trong đó được lồng nhiều hoàn cảnh. Phim gợi cho lớp trẻ về nếp sống, lối nghĩ của những thế hệ đi trước”.

Anh tâm sự: “Trong nền kịch bản bây giờ tìm được một vai hay, đặc sắc rất khó nhưng với một kịch bản tương đối, nếu đạo diễn, diễn viên cùng góp sức bù vào thì cũng ra một bộ phim xem được. Làm phim chiều lòng được tất cả các khán giả là điều gần như không tưởng”.

Bùi Bài Bình có hai con trai, trong đó con út đi theo nghệ thuật. Hiện nay, con trai Bùi Bài Bình đang học đạo diễn. Nhận xét về diễn viên trẻ, Bùi Bài Bình cho biết: “Các em bây giờ sung sướng hơn thời chúng tôi, nhiều phim để đóng hơn thời chúng tôi.

Cuộc sống bây giờ cũng phong phú hơn ngày trước nhiều, thông tin cũng nhiều hơn. Ngày xưa làm sao có nhân vật con nhà giàu lái ô tô như bây giờ, chỉ toàn nhân vật bộ đội, trí thức”. Tuy nhiên NSND cũng chỉ ra hạn chế của họ: “Lớp trẻ bây giờ ăn sẵn, người như nào đóng vai như thế. Không có chuyện một cô hiền lành đóng vai nanh ác, hay một cô nanh ác đóng vai hiền lành, tử tế. Các em chưa làm được những vai như thế hoặc đạo diễn chưa đủ bản lĩnh để mời”.

NSND Bùi Bài Bình: “Hết thời rồi thì... trật tự” - ảnh 2

Phía sau giải thưởng

Nhận mình hết thời không có nghĩa Bùi Bài Bình hết khát khao, trăn trở với nghề. Anh không học đạo diễn như những diễn viên lớn tuổi, một phần vì… lười, phần khác vì anh chỉ thích làm diễn viên. Năm ngoái, khi tái xuất với điện ảnh trong vai Bác Hồ ở bộ phim “Nhà tiên tri”, anh làm người yêu điện ảnh dậy sóng với diễn xuất xứng đáng với danh nghệ sỹ gạo cội.

Với vai diễn ấn tượng trong đời, Bùi Bài Bình chấp nhận hy sinh nhiều thứ: Mài răng khểnh, hạ nhiều cân để có được thân hình gày gò… Với vai diễn này, anh đã lập kỷ lục về cát-xê, đóng “Ma Làng”, “Gió làng Kình” Bùi Bài Bình chỉ nhận 500-600 ngàn đồng/ tập phim. Với vai diễn Bác Hồ trong phim nhựa “Nhà tiên tri” anh nhận được cát - xê 100 triệu đồng, trừ thuế còn 90 triệu đồng.

Đặc biệt, anh được đánh giá là một trong những gương mặt sáng giá nhất tại LHP Việt Nam 2015. Nhưng cuối cùng Bùi Bài Bình ra về tay trắng. Nói về thất bại này, nghệ sỹ không khỏi chạnh lòng: “Không phải xem thường diễn viên khác đóng Bác Hồ nhưng khi xem “Nhà tiên tri” ai cũng thấy, đây là một vai diễn đạt của tôi. Tôi đã nỗ lực giảm 6kg, chỉ còn 50 kg, rằng khểnh phải đắp và mài, cất công học ngoại ngữ, tập từ dáng đi, giọng nói của Bác…

Đằng sau giải thưởng bao giờ chẳng có nhiều chuyện, chắc người ta nghĩ tôi được giải rồi, lại NSND rồi, được thêm giải nữa cũng chẳng để làm gì”. Nhìn sang các bộ phim được ghi nhận, NSND ngậm ngùi: “Những thứ có giá trị đích thực không chối cãi thì ít thôi, như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, không ai phủ nhận được. “Đời của Yến”, không ai phủ nhận được. Còn những phim thuộc dòng chính thống người ta dễ phủ nhận”.

NSND Bùi Bài Bình: “Hết thời rồi thì... trật tự” - ảnh 3Bùi Bài Bình trong vai người đàn ông dân tộc Mông.

Sau phim “Nhà tiên tri”, Bùi Bài Bình cũng nhận được lời mời vào vai Bác Hồ lần nữa ở bộ phim nhựa khác song anh đã từ chối, mặc dù hiện tại cân nặng của anh phù hợp để vào vai mà không cần ép cân (sau khi ép cân để đóng phim Nhà tiên tri, cân nặng Bùi Bài Bình không trở lại, cũng như những chiếc răng khểnh của anh đã biến mất vĩnh viễn, vì bị mài). Tết năm nay, khán giả sẽ gặp lại Bùi Bài Bình với màu sắc mới mẻ: Diễn hài.

Hướng ngoại

Bùi Bài Bình không bỏ được tật xấu như hút thuốc và thức khuya. Những khi không bận làm phim anh thường thức xem phim đến tận hai, ba giờ sáng. Anh từng ngưỡng mộ nhiều diễn viên Việt ở thế hệ vàng: Trà Giang, Lâm Tới… và nhiều diễn viên thế hệ cũ của Liên Xô và Pháp. Bùi Bài Bình còn quan tâm cả những ngôi sao Hollywood, đặc biệt yêu mến ngôi sao kỳ cựu Marlon Brando với vai diễn để đời, bố già trong bộ phim cùng tên. Anh cũng dành thiện cảm cho những ngôi sao trẻ tuổi như Leonardo DiCaprio. Theo anh, ngôi sao người Mỹ đã có cuộc “vặn mình” trong diễn xuất thật ngoạn mục, sau bộ phim Titanic đình đám.

Một trong những thú giải trí khác của Bùi Bài Bình là đọc sách. Ở tuổi này, anh không dành nhiều thời gian đọc các tác phẩm văn học kinh điển như trước mà dành thời gian nghiền ngẫm tạp chí của nước ngoài, được dịch ra tiếng Việt, từ tạp chí nghệ thuật đến những tạp chí thiết thực với đời sống.

Trong dàn diễn viên cùng thế hệ, Bùi Bài Bình chơi khá thân với Vũ Đình Thân “Ông cố vấn”. Họ cùng có hai con trai như nhau. Vũ Đình Thân đã lên chức ông nội, nhiều năm nay không chịu tái xuất màn ảnh, không chịu trổ tài đạo diễn. Đã nhiều lần Bùi Bài Bình “kích động” Vũ Đình Thân trở lại với phim ảnh, anh khuyến khích “Ông cố vấn” cứ nhận làm phim, có gì anh sẽ đứng đằng sau hỗ trợ với vai trò phó đạo diễn. Thế nhưng Vũ Đình Thân vẫn kiên quyết “ở ẩn”. Anh cười: “Tôi vẫn còn “ham rong ruổi” hơn so với những diễn viên cùng thế hệ mình”.

Bùi Bài Bình mơ ước có những kịch bản “hiểm” để được vào những vai gai góc. Ngoài những vai diễn hiền lành đặc trưng, anh cũng từng nhập vai tướng cướp, Nhị đại ca, trong phim “Dòng sông vàng”. Với những bạn trẻ mong muốn trở thành diễn viên Bùi Bài Bình có lời khuyên: Nhất định các bạn phải có năng khiếu mới nên theo nghiệp diễn. Khi đã có năng khiếu, có đam mê, hãy tích lũy vốn sống qua từng ngóc ngách cuộc đời.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình công nhân nhưng ngay từ bé anh đã được bố mẹ cho học nhiều môn nghệ thuật: sáo, harmonica, đàn… Nhưng cậu bé Bình vẫn mê phim nhất, thường xem “chui” ở rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng. Bùi Bài Bình trăn trở, phim ảnh bây giờ quên mất việc truyền tải lối sống, tính cách đẹp đẽ của người Hà Nội xưa cho thế hệ sau.

Đọc tiếp »

Today và Mở cửa

Tác phẩm của Vũ Dân Tân - một trong 50 gương mặt tiêu biểu ở triển lãm “Mở cửa”.Tác phẩm của Vũ Dân Tân - một trong 50 gương mặt tiêu biểu ở triển lãm “Mở cửa”.

Xắn tay “đãi cát tìm vàng”

Thường ở các triển lãm khác, Ban tổ chức ung dung ngồi yên chờ các tác phẩm gửi về đăng ký tham gia thì “Mở cửa” và “Today” lại chủ động đi tìm tác giả để mời tham gia triển lãm. Nghệ sĩ được lựa chọn phải hội đủ hai tiêu chí: Có tư duy sáng tạo mới và có dấu ấn, bản sắc cá nhân.

Ông Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm), một trong ba giám tuyển của triển lãm “Mở cửa” cho biết đây là lần đầu tiên Cục tổ chức triển lãm mà không có Hội đồng nghệ thuật, các giám tuyển phải độc lập tìm kiếm, sàng lọc và đề cử danh sách từng tác giả có dấu ấn tiêu biểu, đủ sức tạo nên tiếng nói đại diện cho diện mạo mỹ thuật nước nhà trong 30 năm đổi mới (1986-2016). Theo đó, mỗi nghệ sĩ được quyền tự chọn tác phẩm tiêu biểu nhất của mình để đưa tới triển lãm.

Triễn lãm lần này quy tụ những gương mặt nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho mỹ thuật Việt Nam như Nguyễn Thành Chương, Đào Châu Hải, Phan Cẩm Thượng, Trần Lương, Lê Thiết Cương… Tự tìm đến nghệ sĩ để gõ cửa, các giám tuyển đã phải chịu rất nhiều áp lực từ việc “chọn ai - ai chọn”. “Dù áp lực lựa chọn, cân nhắc người thứ 50 vào triển lãm là rất khó nhưng tôi tin chắc rằng 80% sẽ đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi. Người được chọn và người không được chọn đôi khi không chênh nhau về tài năng là mấy nhưng lại có một vài yếu tố khác không nằm trong tiêu chí đánh giá nên sẽ có sự tranh cãi ở đây”.

Người đứng đầu Cục Mỹ thuật cũng lấy ví dụ điển hình là họa sĩ Vũ Dân Tân, một nghệ sĩ có rất nhiều tác phẩm hay, là người tiên phong trong đổi mới nhưng không phải được nhiều người biết đến bởi ông hay triển lãm ở nước ngoài. Chính việc đổi mới trong tiêu chí lựa chọn nên ở triển lãm “Mở cửa” có thể sẽ không xuất hiện những gương mặt thân quen với truyền thông và công chúng nhờ PR.

Trong khi đó “Today” lại là sân chơi sáng tạo do các nghệ sĩ trẻ tự biên tự diễn. Kinh phí chủ yếu là nghệ sĩ tự đóng góp và đi xin tài trợ.

Ở triển lãm “Today”, Ban chủ nhiệm cũng gồm 5 họa sĩ trẻ, tự lập danh sách và lựa chọn tác giả để mời. “Tinh thần của Today là người trẻ lựa chọn người trẻ. Chúng tôi tự chọn những người chơi cùng mình, khác hẳn với việc người lớn chọn cho trẻ con chơi với nhau như trước đây” - họa sĩ Đỗ Hiệp, Chủ tịch CLB Nghệ sĩ trẻ (Hội Mỹ thuật Việt Nam), đơn vị tổ chức triển lãm “Today” chia sẻ những mới mẻ tạo nên sự thú vị ở triển lãm này.

“Cái hay của việc tự mời là sẽ không bỏ sót những nghệ sĩ đang hoạt động sôi nổi, nắm được điểm mạnh, cá tính của họ ra sao để tạo nên nhiều màu sắc cho triển lãm, không bị trùng lặp. Tuy nhiên, khi đi mời, cũng có nghệ sĩ từ chối, vì họ không thích đứng chung số đông”- anh chia sẻ thêm những khó khăn.

Ban tổ chức “Today” cũng đã đầu tư không gian, sơn sửa lại hàng nghìn mét vuông ở khu triển lãm Hanoi Creative City. Thậm chí, khác với các triển lãm thông thường dùng tường trắng để trưng bày tác phẩm, ở “Today”, các nghệ sĩ dùng màu tường đen, điểm xuyết những mảng màu vàng đỏ để tạo chiều sâu cho không gian, mang đến sự mới mẻ cho người xem.

Hàng năm, vào thời điểm này, CLB Nghệ sĩ trẻ vẫn thường tổ chức triển lãm để anh em nghệ sĩ trên mọi miền đất nước có cơ hội gặp gỡ, giao lưu nghệ thuật. Tuy nhiên, sân chơi lần này được tổ chức hoành tráng và sôi nổi hơn, quy mô cũng rộng hơn, không chỉ giới hạn thành viên câu lạc bộ. “Đây là giai đoạn chúng tôi cảm thấy các nghệ sĩ trẻ đang đạt đến độ chín nhất. Đồng thời cũng để hòa chung không khí chuyển mình của mỹ thuật Việt Nam sau 30 năm đổi mới. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa nên phải gặp nhau thôi”- Đỗ Hiệp lý giải việc triển lãm “Today” được tổ chức gần như cùng lúc với triển lãm “Mở cửa”.

Today và Mở cửa - ảnh 1Tác phẩm “Hậu chiến” bằng nhôm đúc của điêu khắc trẻ Thái Nhật Minh tham gia triển lãm “Today”. Ảnh: Nhã Khanh.

Tôn vinh cá tính

Giám tuyển Phạm Hà Hải nhận định: “Giai đoạn đổi mới, nghệ sĩ có nhiều cơ hội sáng tạo, bộc lộ cá nhân mạnh mẽ nhất. Trong 30 năm có rất nhiều điều mở rộng. Về loại hình có thêm nghệ thuật thể nghiệm với Việt Nam như sắp đặt, trình diễn, thực hành video art… Ngoài ra, giai đoạn này có sự phát triển đa dạng của nhiều xu hướng nghệ thuật như trừu tượng, siêu thực, lập thể… Tự thân các họa sĩ cũng đã đổi mới hàng ngày, chứ không chỉ chờ cuộc triển lãm Mở cửa”.

Chính vì vậy, Ban tổ chức hứa hẹn “Mở cửa” sẽ mở hết cỡ để các nghệ sĩ phô diễn cá tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân. “Đây cũng chính là dấu mốc để chúng ta nhìn lại và để thấy mỹ thuật Việt đang ở đâu, có những gì và những gì cần thay đổi…”, họa sỹ Lê Anh Vân, một trong những tên tuổi đại diện của triển lãm khẳng định.

Cùng quan điểm khuyến khích sự mới và lạ, nhưng triển lãm “Today” lại hướng đến những nghệ sĩ, có thể chưa có dấu ấn riêng nhưng đã bắt đầu có tiếng nói riêng. Võ Thành Thân (Quảng Trị) với lối vẽ hiện thực đã kể câu chuyện về môi trường biển, về mối quan hệ giữa cá và người. Hay Phạm Anh (Huế) với 3 tác phẩm vẽ những dáng người đang chạy, giống như vẽ lại chính mình đang chuyển động trong không gian đầy giằng xé, níu kéo… Nguyễn Tuấn Dũng (Hà Nội) thì kể câu chuyện gia đình với những ám ảnh tuổi thơ…

Trong danh sách họa sĩ tham gia triển lãm “Mở cửa”, người cao tuổi nhất là Trần Lưu Hậu (sinh năm 1928), người trẻ nhất là Thái Nhật Minh (1984). Trong khi đó, những nghệ sĩ tham gia “Today” lại từ 7X đến 9X, tập trung chủ yếu là 8X. Đặc biệt, nghệ sĩ trẻ Thái Nhật Minh là cái tên duy nhất có mặt ở cả hai triển lãm lần này.

Vẫn là những tác phẩm điêu khắc mang hình thái nhỏ, linh hoạt trong không gian theo ý đồ của mình, Thái Nhật Minh mang đến hai sân chơi những trích đoạn trong triển lãm cá nhân “Chinh phu- Chinh phụ” của mình, đề tài góp phần tạo nên sự đĩnh đạc của anh trong hàng ngũ nghệ sỹ trẻ đương đại. “Tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào khi được đứng cùng triển lãm với những tên tuổi nghệ sĩ thế hệ cha anh và cũng rất hứng khởi khi được tham gia sân chơi, giao lưu, kết nối với các nghệ sĩ trẻ đến từ mọi miền đất nước”- nhà điêu khắc trẻ bày tỏ niềm vui khi được mời tham gia cả hai triển lãm.

Không hẹn mà gặp, hai cuộc triển lãm mỹ thuật hoành tráng nhất từ trước đến nay diễn ra trong cùng thời điểm, được kỳ vọng sẽ mang tới cho công chúng thủ đô bức tranh muôn màu về đời sống mỹ thuật Việt Nam 30 năm sau thời kỳ đổi mới. Nếu như “Mở cửa” để nhìn lại những gì mỹ thuật Việt Nam đã làm được, chưa làm được, là một sự tổng kết… thì “Today” chính là sự mở ra, sự tiếp nối, sự ghé vai sẵn sàng cho một sứ mệnh mới của nghệ sĩ trẻ đương đại.

"Today” diễn ra từ ngày 18/9 đến hết ngày 28/9/2016 tại khu tổ hợp nghệ thuật Hanoi Creative City số 1 Lương Yên, Hà Nội.

“Mở cửa” diễn ra từ ngày 21/09 đến hết ngày 29/9/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Đọc tiếp »

Gian hàng sách tiếng Nhật đầu tiên khai trương tại Hà Nội

4.000 tựa sách với hơn 10.000 bản sách các loại đang có mặt tại đây bao gồm giáo trình, sách văn hóa - văn học, thời trang, nấu ăn, làm vườn, sách thiếu nhi... Theo ĐSQ Nhật Bản, đây là lần đầu tiên có một gian hàng riêng về sách Nhật lớn như vậy ở Hà Nội.

Cùng thời gian này, Fahasa khai trương nhà sách mới tại tầng 2, Trung tâm thương mại MiPec số 2 Long Biên II, quận Long Biên, Hà Nội.

Đọc tiếp »

Trên dải Chín Khe

Minh họa: Thiên Thư.Minh họa: Thiên Thư.

Vào những đêm đen quánh, một đốm sáng to như một ngọn đèn màu xanh lam xuất hiện và bay là là trên dãy Chín Khe, hệt như một người khổng lồ xách đèn đi dạo trên sườn núi, bao giờ đếm đủ chín khe núi thì tắt ngúm. Tôi trân trân nhìn cái đốm sáng xanh đó bay trên núi trong rất nhiều đêm ngồi dưới hiên nhà. Bao giờ, cùng với sự xuất hiện của nó là những tiếng hú dài thê thiết từ núi vọng xuống. Không rùng rợn, không liên tục, đôi khi chỉ như ở đâu đó xa xôi được gửi đến nhờ những cơn gió thổi lồng lộng trên đỉnh núi. Đó có phải là ma không? Cha bảo: Đó là Ngọc Lam thần nữ dạo chơi. Có cả một ngôi miếu nhỏ thờ bà ta trên núi. Tôi lại hỏi cha: Sao thần nữ dạo chơi mà phải phát ra những tiếng hú não nề như thế để làm gì? Cha không trả lời.

Tôi tốt nghiệp cấp ba, cha bảo đừng đi học đại học, ở nhà cùng cha làm kinh tế, bằng biếc chả tích sự gì, vì cha nhất định không bỏ một đồng chạy việc đâu.

Để có việc cho thằng con đang tuổi bẻ gãy sừng trâu làm, cha lệnh cho cả nhà bán hết đất, rồi chở vật liệu tre gỗ vào thung lũng Chín Khe. Cả làng bảo ông điên rồi, khéo lại giống Uyển điên, bạn đồng ngũ với ông năm nào. Thung lũng Chín Khe hoang vu cô lẻ, trước nay chỉ là bãi chăn thả mùa đông của dân quanh vùng. Mùa đông, người ta lùa hàng đàn trâu bò vào thung lũng, dựng lều ăn ngủ trông chúng cho đến khi gieo cấy vụ xuân mới lùa về. Chẳng ai có ý định đem cả gia đình đến sinh cơ lập nghiệp ở đó cả.

Tôi hay đứng trước nhà ngắm dãy núi trước mặt. Triệu triệu năm về trước, nơi này có thể là biển xanh, cũng có thể là một dòng sông, hay một hoang mạc bằng phẳng. Một ngày nọ, trong cơn đau quặn thắt của kỳ sinh nở, bà mẹ trái đất đã cuộn trồi. Rồi từ cơn đau sinh sôi ấy, dãy núi hiện lên sừng sững…Bao đời, những người trong làng của tôi, hay những người ở tận nơi nào đó đã đánh dấu sự hiện diện của họ bằng việc đốt cỏ và gieo xuống bên sườn núi những nương ngô sắn xanh mướt. Suốt dải núi bên này không ai quản, ai có sức thì mở nương rẫy nhà mình rộng hơn. Đôi lúc tôi muốn được trèo lên đỉnh cao nhất của dãy Chín Khe và nhìn sang bên kia dãy núi, nhưng chưa lần nào thử. Chỉ có lão Uyển, lão nói đã từng đi suốt dọc dãy Chín Khe. Gọi là dọc núi, nhưng cũng phải hơn chục cây số chứ chẳng đùa.

Lão Uyển là người đầu tiên trong làng đưa cả gia đình lên núi. Lên núi, chứ không phải sống trong thung lũng yên bình này.

2. Hai mươi năm sau, trang trại Chín Khe bời bời hoa màu ngô đậu. Tôi dựng một dãy nhà sàn kiểu Thái, rồi liên kết với một người bạn cùng làng - kẻ đã khấm khá nhờ mở công ty du lịch - dắt các mối khách thích du lịch sinh thái. Khách thường lưu lại một, hai ngày trước khi tiếp tục chuyến du hí trên tuyến đường Bắc – Nam, ăn ngủ một đêm giữa thung lũng ảo mờ mát lạnh hơi sương. Họ thường hỏi tôi trên núi có gì, nhưng chưa bao giờ có ý định làm một chuyến leo núi khám phá.

Cô gái này là cô gái thứ một nghìn lẻ nào đó, tôi không thể nhớ được, đã đến trại Chín Khe, đã ăn bữa cơm tối và đang ngủ lại.

Đêm đen, trời không trăng sao, Chín Khe phả hơi lạnh như ngàn năm vẫn thế. Tôi ngồi tựa vào cột nhà, nhìn núi. Tôi đợi, dù không biến sự đợi chờ thành một thói quen, nhưng tôi vẫn đợi. Đã lâu rồi tôi không còn thấy Ngọc Lam thần nữ xách ngọn đèn ngọc lam đi dạo, và cũng đã lâu rồi không còn nghe thấy những tiếng hú dài não nề từ trên núi vọng xuống theo những cơn gió. Những người già nhất trong làng bảo rằng xưa nay Chín Khe chỉ toàn cỏ cây, chim sóc, chưa từng xuất hiện các loài thú dữ, kể cả bộ linh trưởng. Nếu núi có thú dữ, thì gia đình Uyển điên đã bị chúng làm thịt lâu rồi. Nếu có khỉ, vượn, thì chúng cũng chẳng để cho gia đình Uyển điên được yên. Hoặc gia đình Uyển điên sẽ chẳng để chúng được yên. Nhưng, trước ngày Uyển điên đem vợ con lên núi, chưa từng ai nghe thấy những tiếng hú não nề…

Lâu rồi không thấy Ngọc Lam thần nữ, cũng lâu rồi tôi không gặp Cần. Tôi nhớ Cần, nhớ tấm thân bé nhỏ thường run bần bật trong vòng tay vạm vỡ của tôi. Hai mươi năm qua, Cần vẫn sống trên núi, cùng cha mẹ và những người chị gái. Lâu rồi, ngoài Cần, tôi chưa gặp vợ chồng lão Uyển. Có lẽ họ đã quá già để xuống núi. Còn những người chị gái của Cần, tôi không nhớ mặt. Đúng ra, tôi chưa gặp họ lần nào. Tôi chỉ nghe nói và hình dung về họ.

Huuuu… Những tiếng u u dài, não nề thảng thốt vọng lại. Tôi ngồi dậy, căng mắt nhìn lên núi. Từ trong sâu thẳm đen tối của núi đêm, một chấm sáng xanh lam long lanh bay là là. Ngọc Lam thần nữ có phải đang dạo chơi trên lãnh địa của mình.

3. “Hôm qua em nghe thấy có tiếng vượn hú, nghe buồn thế. Núi này còn vượn hả anh?”.

Cô gái cầm một bông bồ công anh vàng hái được trên đường đi dạo sớm và tựa lưng vào cột nhà hỏi tôi. Tôi không biết trả lời cô sao. Nhưng dường như quên rất nhanh câu hỏi đó, cô lập tức hỏi câu khác.

“Lên đó có khó không anh? Em muốn đi lên đó”.

“Đó”, theo tay cô chỉ, là dải núi gồ lên, giữa hai khe thứ bảy và thứ tám. Đó là sườn núi đẹp nhất, không hề có loài cây nào khác ngoài cỏ tranh trải mướt như lớp lông mềm mại trên tấm lưng của một con mèo khổng lồ đang chuồi lên trời xanh. Cỏ tranh ở sườn này chỉ cao ngang bụng người lớn, mùa hoa cỏ chín, sườn núi trắng xốp như bông. Đó cũng là nơi có ngôi miếu nhỏ thờ Ngọc Lam thần nữ.

“Trông gần thế thôi, nhưng cũng phải mất cả tiếng đi bộ. Mà trông vậy nhưng khó đi lắm. Lá cỏ tranh cứa đứt da đứt thịt chứ chẳng chơi”.

Tôi vừa trả lời vừa hăm dọa cô gái. Triền núi đó quá đẹp, để ít nhất ai trông thấy cũng một lần muốn được trèo lên đó.

Tôi chưa từng men theo các con đường mòn vắt ngang các sườn núi để đi từ khe đầu tiên cho đến khe thứ chín của dải Chín Khe trước mặt. Cần bảo chín khe nước đó là chín con rồng ngậm ngọc. Chúng là chín con rồng của Ngọc Hoàng, vì phạm tội mà bị giam ở trần gian, làm nhiệm vụ giữ ngọc thần. Vạn vạn năm đã trôi qua, Ngọc Hoàng mải mê tiên cảnh, đã bỏ quên chín con rồng phạm tội ngày nào. Để bây giờ, chúng vẫn nằm đó âm thầm ngậm ngọc, mơ một ngày kia lại được về trời.

Tôi không thích câu chuyện của Cần. Thế còn Ngọc Lam thần nữ mà không biết ai đó đã dựng một ngôi miếu trên sườn núi ấy để thờ? Bà ta là ai, mà sao cứ lặng lẽ mang ngọc đi trong những đêm thiêng tối trời? Tôi đã nhiều lần đứng dưới thung lũng nhìn lên sườn cỏ tranh xanh mướt ấy, thấy mờ xa ngôi miếu lúc ẩn lúc hiện trong cỏ lau nghiêng theo gió. Và tôi thấy Cần, một cô gái nhỏ gầy gò ở đó. Cha tôi bảo miếu thiêng lắm, đừng bao giờ đến gần.

Một hôm, Uyển điên xuất hiện trong ngôi nhà mới dựng của chúng tôi. Ông ta trông như một người rừng, già hàng trăm tuổi. Ngồi bên hai sọt măng tươi từ trên núi xuống, và người đàn bà rầu rĩ, ông ta nhìn tôi cười. Đôi mắt sáng lạ thường, vừa ấm áp, vừa buồn thương.

Dải Chín Khe có chín dải núi gồ lên. Mỗi dải mọc tự nhiên một loại cây khác nhau. Nành hanh, nứa, có dải chỉ toàn ổi rừng, mùa ổi chín thơm lựng trong gió. Có dải toàn bưởi rừng. Mùa xuân, hoa bưởi trắng mờ như sương khói, hương cũng thơm ngát. Bưởi rừng chín vàng lúc lỉu trên cành, nhưng không ai ăn được, vì rất đắng. Có dải mọc toàn cây dại lúp xúp, chẳng để làm gì ngoài màu xanh yên ả. Những dải khác phần lớn bị người ta đốt trụi để trồng nương. Mùa đốt nương, sườn núi bùng bùng cháy, hơi nóng và tàn tro bay tả tơi trong gió. Uyển điên chỉ tay lên dải núi xanh thẫm, âm u nhất, nơi chỉ có bưởi rừng mọc, bảo nhà ông ở đó.

4. “Tại sao núi này lại tên là Chín Khe hả anh?”.

“Vì nó có chín khe”.

Tôi kể thêm rằng đó là chín con rồng bị Ngọc Hoàng giáng tội, đang ngậm ngọc đợi ngày về trời, vì Ngọc Hoàng đã trót mải vui quên mất chúng, nên lẽ ra chúng đã hết hạn đày đọa lâu rồi.

Tôi không thích truyền thuyết đó của Cần, nhưng vẫn dùng nó để trả lời các du khách của tôi. Nhiều người tủm tỉm cười, nhiều người vẻ trầm tư. Còn cô gái này, cô ta cười khanh khách: Em chả tin. Ở đời này, cái quái gì người ta cũng ví với rồng. Nơi quái nào cũng tự dệt cho mình truyền thuyết.

Tôi im lặng. Cô gái cũng im lặng. Cốc trà trong tay cô cạn trơ. Tôi định rót thêm, cô ngăn lại, hướng mắt lên dải cỏ tranh hoa đã chín trắng phau phau:

“Em muốn đến đó”.

“Chiều nay trời đổi gió, rét lắm. Cô lên đó sẽ chết rét”.

Hai mươi năm trước, lần đầu tiên trèo lên dải cỏ tranh, tôi ôm Cần nằm trên những bông cỏ tranh trắng muốt. Tôi hai mươi, Cần mười bảy. Cần bé nhỏ và run bần bật dưới bụng tôi. Dưới nắng vàng mùa thu, thân thể Cần tỏa hơi mát lạnh. Bên trong Cần cũng mát lạnh. Cạnh chúng tôi, cách vài bước là ngôi miếu nhỏ thờ Ngọc Lam thần nữ gió lùa hun hút. Trong miếu không có gì ngoài một tảng đá phẳng, đặt một bát hương, mà chân hương đã bạc phếch, phai hết màu phẩm đỏ. Lâu rồi chẳng có ai hương khói, và thực ra, tôi cũng chưa từng trông thấy người hương khói ở miếu này.

Tôi xin cha cho tôi cưới Cần. Cha không phản đối, nhưng trông ông đầy vẻ thảng thốt, trầm tư. Vẻ mặt của ông, bỗng nhiên làm tôi đau lòng. Tôi chưa từng đau lòng vì điều gì. Tôi sinh ra và lớn lên bình lặng, không có gì để đau lòng hết. Cha chưa hề nói lời phản đối ý định hôn nhân của tôi, mà sao tôi lại thấy đau lòng.

Uyển điên là bạn đồng niên của cha tôi. Mười bảy tuổi, ông ta lấy vợ, rồi sang làng khác sống. Bốn năm sau, khi đã kịp có hai mặt con, cả cha tôi và ông ta nhập ngũ, đánh nhau vài trận với giặc. Ngày 30/4, Sài Gòn giải phóng, đơn vị của cha tôi mới chỉ kịp đến Đà Nẵng. Vậy là, cha không được tham gia trận đánh lịch sử đó, Uyển điên may hơn, ông ta được tham chiến ở Sài Gòn. Nhưng năm đó, ông ta không về.

Ba năm sau ông ta mới trở về. Về rồi, cha còn chưa kịp gặp ông ta lần nào, thì nghe nói ông ta đã lên núi. Ông ta chọn một dải núi mọc toàn cây bưởi rừng để dựng nhà. Rồi năm sau ông ta đã bốc cả gia đình lên đó.

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy Cần trên dải cỏ tranh, khi ấy Cần và tôi mới chỉ là những cô, cậu bé. Tôi thường nghĩ, có khi chính Cần là người đã mang viên ngọc lam sáng lấp lánh bay trong đêm, qua chín dải núi, và chín khe suối. Có khi chính Cần là Ngọc Lam thần nữ. Nhưng khi tôi gặp Cần, Cần ở ngay trước mặt, tôi chẳng thấy cô có đôi cánh nào, cô cũng không có phép màu nào để biến hóa những điều kỳ thú.

Những người trong làng, vào mùa đông vẫn lùa trâu bò vào thung lũng Chín Khe. Họ thường cùng tôi ngắm Ngọc Lam thần nữ dạo chơi trong đêm lạnh, và bàn tán về Uyển điên, và vợ, cùng những người con gái của ông ta.

Gia đình Uyển điên sống bằng gì nhỉ? Không ai có thể sống suốt ngày này sang năm khác nhờ vào ổi rừng, măng nành hanh, măng nứa được. Họ không xuống làng, ngoại trừ một lần tôi gặp ông ta đến nhà tôi với hai sọt măng tươi hái trên núi. Họ cũng không lấy trộm ngô sắn trên nương, vì không có ai thông báo bị mất mát. Họ cũng không đốt nương trồng trỉa, vì không ai thấy nương rẫy của họ. Hay ông ta sang bên kia sườn núi Chín Khe, và giao du với người dân bên đó. Chẳng ai mà biết được.

Tôi vẫn nhớ khuôn mặt ông ta. Khuôn mặt như gốc cây nghìn tuổi, già nua, cau có, nhưng đôi mắt lại sáng trong, ấm áp và buồn thương.

Tôi chưa bao giờ gặp hai chị gái của Cần. Tôi hình dung họ qua khuôn mặt đẹp và buồn, qua thân thể mát lạnh như một khối ngọc thạch của cô. Họ có thể đã qua tuổi thiếu nữ rồi. Họ có thể rất đẹp.

Những người chăn bò mùa đông bảo, vào buổi trưa Uyển điên trở về làng, ông ta đã tận mắt nhìn thấy một người đàn ông và vợ ông ta trên chiếc phản ngay gian giữa. Đau đớn làm ông ta hóa điên. Ông ta bỏ chạy, một mạch, rồi nhận ra mình đang đứng dưới chân núi Chín Khe.

Có nhiều người đàn ông biết vợ mình ngoại tình, thậm chí còn tận mắt nhìn thấy, nhưng họ phản ứng bằng một cách duy nhất là… để yên, nhưng sao ông ta lại phát điên lên được?

5. Cha gặp tôi ngoài cổng, ông chỉ tay lên dải cỏ tranh: “Cô gái, nó bảo nó trèo lên đó”.

Dải cỏ tranh lộng gió. Những bông hoa trắng phau rạp nghiêng. Chiều nay gió trở sớm, và buốt lạnh.

Leo được gần đến miếu Ngọc Lam, tôi khựng lại, nhìn khắp lượt dải Chín Khe. Chiều mùa xuân, nắng tắt, sương núi đang tỏa lan. Tôi nhớ Cần cồn cào gan ruột. Sau lần đầu tiên ngỏ ý muốn cưới Cần, mà dù cha không một tiếng phản đối ấy, tôi đã không một lần nhắc lại. Cảm giác đau lòng trong tôi dường như vẫn còn đó.

Cô gái mặc chiếc váy xanh, quàng chiếc khăn màu xanh thấp thoáng trước mắt tôi, trong màu hoa tranh trắng phới. Khi tôi đến bên, cô ta đứng nhìn bát hương chẳng còn nổi một chân hương nào. Chiếc váy xanh xòe rộng của cô ta bay phần phật trong gió.

“Miếu này thờ ai hả anh?”.

“Thờ nữ chúa của ngọn núi này. Cô đừng có điên nữa. Xuống ngay. Không chết rét bây giờ”.

“Nữ chúa à?”.

Cô gái bật cười khanh khách, rồi đột nhiên ôm chầm lấy tôi từ phía sau, đôi cổ tay tròn lẳn xiết mạnh bụng tôi.

Một sức mạnh dữ dội khiến cô ta đổ ập vào tôi…

Cần! Cần của tôi ơi. Cần đang bay trên các ngọn cây. Đất trời tối sầm, đặc quánh, và trên tay Cần là viên ngọc màu xanh lam lấp lánh.

Cô gái ấm nóng dưới bụng tôi. Bên trong cô ấm nóng.

Một cái gì đó bùng nổ, bóng tối vỡ tan thành hàng tỉ tia sáng rực rỡ. Trên đỉnh dải cỏ tranh, trong hoa tranh trắng xóa, Cần đứng lặng nhìn tôi, nhìn cô gái dưới bụng tôi.

Tôi chồm dậy, bươi theo vạt cỏ trắng, cố chuồi theo bóng Cần. Cô gái ngơ ngác hét gọi tôi. Tôi ngoái lại. Ngôi miếu nhỏ thờ Ngọc Lam thần nữ đổ sụp.

Tôi miết mải chuồi theo con đường mòn nhỏ dẫn lên đỉnh núi. Hết triền cỏ tranh, tôi đứng trên mỏm cao nhất của dải Chín Khe. Tôi không nhìn thấy phía bên kia sườn núi có gì, vì những chòm cây cao đã che khuất. Dọc đỉnh núi có một con đường. Người làm nương, hay người đi hái măng, hái ổi đã tạo ra chúng.

Con đường hút tôi trước mặt. Tôi không còn trông thấy bóng Cần. Cô như là đã tan trong gió. Tôi đi theo trái tim tan vỡ của Cần, trong cơn gió thoảng mùi hương bưởi. Lúc này bưởi đương ra hoa. Từ thung lũng nhìn lên, dải núi có bưởi rừng bừng sáng như trăng sao…

Hu huuuuuuu!

Tiếng hú dài não nề, day dứt buông trong gió. Gió luồn vào tim tôi buốt lạnh. Bây giờ, trời đang sáng rỡ, tiếng hú chỉ có trong đêm đen theo dấu ngọc lam của Ngọc Lam thần nữ, tại sao lại buông quanh tôi lúc này?

6. Cha đứng trên hiên nhà, nhìn tôi bơ phờ trở về. Tôi đã đi trong rừng ba ngày.

Cô gái đã đi rồi, cha nói.

“Cái miếu ấy, con thấy nó đổ sụp”.

“Ừ, gió to, nó cũng cũ mủn lâu rồi”.

Cha không cho người đi tìm tôi, trong suốt ba ngày tôi không về.

Tôi đi tìm Cần. Tôi biết Cần đang đợi tôi.

Tôi đi xuyên con đường mòn dọc đỉnh núi. Qua rừng ổi ken cành, qua rừng nành hanh và nứa vút cao, xào xạc, qua những khe sâu vọng lên tiếng róc rách của dòng nước mát trong. Và qua tất cả, tôi đến rừng bưởi.

Bưởi lúc này ra hoa, từng chùm trắng xanh, chi chít, tỏa hương nồng.

Có một lối mòn dẫn qua những thân cây bưởi mốc trắng, xanh rêu. Đó chính là lối xuống ngôi nhà của Uyển điên và những cô con gái.

Lối mòn mở ra, trước mắt tôi là một khoảng rộng xòa những cành hoa bưởi trắng ngát thơm. Rất nhiều năm về trước, chúng đã từng xòa bóng lên một mái nhà.

Dưới tán bưởi rừng, những thanh gỗ mục, dấu vết của một ngôi nhà còn sót lại nằm yên dưới những cánh hoa trắng ngà đã rụng.

7. Tôi chưa bao giờ gặp lại Cần. Trong đêm đen quánh, gió lạnh và núi lạnh, tôi vẫn thấy Ngọc Lam thần nữ mang ngọc bay là là trên khắp dải Chín Khe. Trong gió, những tiếng hú dài não nề như than trách. Những người chăn bò mùa đông bảo đó là tiếng hú của ba cô con gái, cùng vợ chồng lão Uyển. Họ đã từ lâu biến thành một loài vượn. Vượn đã quên tiếng người, chỉ tiếng hú dài, như nhắc nhớ họ từng sống, như một con người mà thôi.

Nhưng họ cũng bảo Uyển điên đã mang vợ và ba con gái sang bên kia sườn núi lâu rồi…

Trên dải Chín Khe - ảnh 1Phạm Thanh Thúy đã vượt qua vùng lãng mạn dìu dịu, nên thơ để tới vùng của lãng mạn dữ dội và đau đớn. Trong truyện ngắn dưới đây, Thúy đã bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp hoang dã của sắc dục. Cả hai đều thiêng liêng và mong manh đến tận cùng.

Nhà văn Phạm Thanh Thúy hiện đang làm việc tại báo Văn Nghệ.

L.A.H

Đọc tiếp »

'Thần tượng Âm nhạc Việt Nam' người nước ngoài - sao không?

Mùa Idol trước, danh vị này được trao cho Trọng Hiếu - một Việt kiều. Nhìn rộng ra, một làn sóng nghệ sĩ người Việt ở nước ngoài đã trở về và thành danh trong nước. Janice Phương cũng không phải nghệ sĩ có yếu tố nước ngoài duy nhất được công chúng chú ý.

Nếu phán đoán bằng lý trí, Việt Thắng sẽ là quán quân năm nay. Chàng trai Hải Dương đáp ứng đúng tiêu chuẩn “from zero to hero” - từ số không đến người hùng. Đây chẳng qua là câu đúc kết về tâm lý bình chọn của khán giả: thí sinh nào càng chân chất mộc mạc, càng không qua trường lớp, càng dễ được lòng số đông. Hơn nữa, duyên sân khấu của Thắng không thể phủ nhận. “Duyên” ở đây không chỉ ở vẻ tự nhiên trên sân khấu mà còn cả ở “điểm rơi” của anh chàng. Quang Đạt được khen kỹ thuật tốt nhất top 10, trong đêm thi quyết định ai vào chung kết lại vớ được bài không hợp phong cách lắm, góp phần dẫn đến lỗi hát phô. Trong khi đó, Tôi đang hát tương đối dễ hát lại có cảm xúc phù hợp khiến Thắng thăng hoa. Trước đó Thắng luôn bị giám khảo “lên án” vì tội mất tập trung, hay quên lời. Kể từ đêm thi song ca trở đi, cậu hoàn hồn trở lại- tỏ ra không phụ công khán giả bình chọn.

'Thần tượng Âm nhạc Việt Nam' người nước ngoài - sao không? - ảnh 1Janice Phương (trái) và Việt Thắng sẽ phân thắng bại vào đêm chung kết 23/9 tới. Ảnh: Anh Tú.

Cách trò chuyện dân dã cùng giọng nói còn nguyên chất quê chắc chắn cũng giúp Thắng chiếm cảm tình của khán giả. “Quê” nhưng không có nghĩa là ngờ nghệch, hay tầm nhìn hạn hẹp nhé! Đáng lưu ý là trong lời cảm ơn, Thắng nhắc nhiều đến cô dì chú bác. Có lẽ họ hàng nhà cậu phải rất đông?! Mồ côi bố, mẹ đi làm ăn xa, tự lập từ nhỏ chính là động lực giúp Thắng vươn lên. Cậu tâm sự, muốn thành đạt để mẹ khỏi phải ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh đó, hoàn cảnh riêng đặc biệt có lẽ cũng khiến khán giả chú ý Thắng hơn.

Nhìn vào tỷ lệ bình chọn chênh nhau chỉ hơn 1%, có thể thấy Janice Phương có khả năng lội ngược dòng, nhất là khi đồng hành với cô còn có cộng đồng người Philippines ở Việt Nam.

Những giọt nước mắt Janice Phương rơi trên sân khấu hay trong trường quay Việt Nam Idol khiến khán giả có thể đồng cảm. Một cô gái gia cảnh khó khăn phải tha phương kiếm sống bằng giọng hát. Không có cơ hội thành danh tại quê hương, nhưng Janice đã tìm được chỗ đứng giữa các đồng nghiệp Việt Nam.

Ngoài giọng hát vừa có lửa vừa có nước - nội lực mà vẫn tình cảm- Phương cũng có tính cách chân thành, dễ thương. Nàng dâu Việt từng chia sẻ trên báo về chuyện hôn nhân: “19 năm ở quê nhà, bố mẹ cấm đoán nên tôi không dám yêu ai. Đến khi có người tán tỉnh, tôi mừng quá yêu luôn” (cười to). Gặp người chồng cùng nghề, Phương cũng được tạo điều kiện. Chồng cô (một nhạc công từng làm việc tại Philippines) còn thay vợ vào bếp - một phần vì Phương chưa thạo nấu đồ Việt. “Tôi cũng khá ham chơi, mỗi khi chồng ngủ tôi lại lấy xe máy chạy ra ngoài với bạn bè”, Phương vô tư cho biết thêm.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, Janice Phương là của lạ so với ca sĩ Việt Nam nhưng ở Philippines, giọng hát và cách hát như thế không hiếm. Giọng Janice cũng có hạn chế ở phần trầm, như cô đã cho thấy khi hát Bang Bang. Và bất lợi lớn nhất là phát âm tiếng Việt. Dù sao thì Á quân là vị trí quá tốt đối với cô.

Việt Nam Idol biến giấc mơ ca hát của Janice thành hiện thực nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính cô đã giúp chương trình gây chú ý hơn. Thời buổi của khôn người khó, nghệ sĩ có yếu tố nước ngoài đang trở thành món ăn lạ thu hút công chúng. Tuy vậy, khác với một số hiện tượng thiên về “làm màu”, Janice thực tài.

Vòng chung kết Idol năm nay khá thành công khi chiêu mộ được khá nhiều thí sinh giọng tốt, có cá tính âm nhạc. Khác với một số chương trình thi hát truyền hình khác, Idol không bắt thí sinh trở thành tắc kè hoa - hôm nay hát bolero, ngày mai hát nhạc đỏ, ngày mốt dân gian đương đại - hòng bao sân thị hiếu số đông. Vì thế mà một số thí sinh ra đi tuy có để lại tiếc nuối nhưng ít ra họ cũng bảo toàn được cá tính âm nhạc của mình.

Đọc tiếp »

Sách mới của Nguyễn Nhật Ánh in ít hơn vì sợ ế?

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh kí tặng sách cho độc giả. Ảnh: VOVTác giả Nguyễn Nhật Ánh kí tặng sách cho độc giả. Ảnh: VOV

Hà Ngân, sinh viên ĐH Lao động Xã hội, hớn hở rời bàn ký tặng sách, trên tay cầm cuốn mới Ngày xưa có một chuyện tình Còn chút gì để nhơ bìa ngả màu. Những lần nhà văn ký sách ở Hà Nội trước cô không hay biết. Cho nên sau ba tiếng xếp hàng, tới gần 12h trưa mới tới lượt không vấn đề gì. Độc giả khát nước có bàn để bình nước và cốc giấy do NXB Trẻ chuẩn bị, có ô che nắng cho những người đứng ngoài chờ đến lượt. Còn nhà văn như thường lệ trong chiếc áo kẻ cần mẫn ngồi ký sách, mỉm cười chụp ảnh, có lúc xin phép bạn đọc ngắt quãng để giải lao.

Chị Hoàng Anh, biên tập viên NXB Trẻ kể, 6h30 sáng chị đến phố sách Đinh Lễ đã thấy vài chục bạn xếp hàng. Có phụ nữ vác bụng to đến xin chữ ký để dành cho con sau này. Ông đưa cháu đến mua sách và xin chữ ký, có bà năn nỉ nhà văn đề tên trước khi ký tặng để gửi cho cháu ở nước ngoài.

Vũ Duy Khánh, sinh viên Kinh tế Đối ngoại, ĐH Quốc gia Hà Nội hồi đầu năm vừa xếp hàng xin chữ ký Con chó nhỏ cầm giỏ hoa hồng, nay lại vui vẻ đứng vào hàng, cũng chờ ba tiếng chưa tới lượt. Hỏi có nản không, Khánh bảo thấy thú vị. Cậu mới đọc Nguyễn Nhật Ánh từ Cho xin một vé đi tuổi thơ, cuốn mới nhất đọc được hai phần, ấn tượng với cuốn đầu hơn. “Nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh thường lớn lên ở quê, giúp em biết thêm tuổi thơ của những đứa trẻ ấy, thú vị hơn những đứa trẻ thành phố như em”, Khánh nói.

Sách Nguyễn Nhật Ánh thường có lượng in 100 nghìn cuốn ngay lần đầu, nhưng Ngày xưa có một chuyện tình “chỉ” in 80 nghìn cuốn, với 70 nghìn bìa mềm, còn lại bìa cứng.“Nhiều người e ngại liệu đây có phải bước lùi, có khiến nhà văn buồn không. Thực tế đây là quyết định, chiêu mới của NXB”, chị Hoàng Anh nói. Khi chưa biết nội dung, lượng đặt hàng lên tới hơn 50 nghìn bản, sau đó lượng đặt lên nhanh chóng. Số lượng in bìa cứng cũng nhiều nhất từ trước tới nay.

Thay vì dòng chữ “best-seller” ngoài bìa sách chỉ đề “Ấn bản in lần đầu”, bìa sách cả cứng lẫn mềm này cũng chỉ in một lần. Thực ra 20 nghìn cuốn tiếp theo sẵn sàng in tiếp, và có phương án bìa mới.

Ngày xưa có một chuyện tình như tâm sự của tác giả - tựa như sự vượt qua chính mình, bước khỏi khuôn khổ chuyện tình học trò trong veo trong các cuốn trước đó. Lần này tình yêu lớn dần lên, các nhân vật đi đến tận cùng của tình yêu ấy. Văn Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng đầy chi tiết và hình ảnh dí dỏm nhưng cuốn này không có chỗ nào gây cười.

Đọc tiếp »

Tuần văn hóa du lịch Mù Cang Chải

Điệu múa của người dân tộc Mông tại Tuần Văn hóa. Ảnh: Hồng Vĩnh.Điệu múa của người dân tộc Mông tại Tuần Văn hóa. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trước đó, trong buổi sáng hàng ngàn du khách và người dân địa phương đã đến chiêm ngưỡng festival dù lượn và khám phá vẻ đẹp ruộng bậc thang khiến Quốc lộ 32 đoạn từ xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến huyện Mù Cang Chải nhiều thời điểm bị ùn ứ.

Các hoạt động đáng chú ý của Tuần văn hóa là: Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”; Triển lãm ảnh “Mù Cang Chải - sóng lúa nhịp nhàng”; Thi đấu các môn thể thao truyền thống của dân tộc Mông; Phiên chợ vùng cao; Hội chọi dê Mù Cang Chải lần thứ 2. Là huyện miền núi thuộc diện nghèo trong tổng số hơn 60 huyện nghèo cả nước, nhưng Mù Cang Chải đã có những đề án, kế hoạch lớn nhằm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội vùng sơn cước.

Tại lễ khai mạc, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, cùng lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã trao giấy chứng nhận bay tại điểm đèo Khau Phạ cho các phi công tham dự Festival. Cũng trong lễ khai mạc, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức đón chứng nhận Danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho Trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian Hạn Khuống, dân tộc Thái, Mường Lò - Nghĩa Lộ.

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Những cánh dù lượn ngoạn mục trên ruộng bậc thang đẹp mê hồn

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Cuộc thi "10 ngày khám phá 10 điều thú vị nhất nước Ý"

Cuộc thi nhận được sự hợp tác của phát thanh viên và blogger Quang Quick cùng những hỗ trợ từ phía các trường Đại học của Ý, nhà tài trợ vàng Maserati, hai nhà đồng tài trợ Piaggio và Gelato Italia. Các thí sinh giành chiến thắng sẽ có cơ hội tới nước Ý thăm các trường Đại học và khám phá 10 điều thú vị nhất trong 10 ngày cùng Quang Quick.

Cuộc thi Poster của cuộc thi “10 ngày khám phá 10 điều thú vị nhất nước Ý”

Mục đích của cuộc thi nhằm giới thiệu những cái xuất sắc nhất của nước Ý từ phong cảnh, ẩm thực, kem, thiết kế, thời trang… cho tới lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ và đổi mới, tăng cường hiểu biết về hệ thống giáo dục tiên tiến cùng các trường Đại học của Ý.

Vòng 1 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 23/9 với các bình luận trực tiếp dưới banner chính thức của cuộc thi về tình yêu, ấn tượng và cảm xúc đối với nước Ý để chọn ra 30 thí sinh vào vòng chung kết. Vòng chung kết kéo dài từ ngày 23-29/9 với album ảnh về nước Ý và lời bình mà các thí sinh thực hiện. Kết quả chung cuộc do ban tổ chức đánh giá dựa trên tiêu chí nội dung bài và số lượt Like + Share của các thành viên facebook. Tên những người thắng cuộc sẽ được thông báo vào ngày 30/09.

Những người chiến thắng sẽ được mời tham gia “Ngày thông tin học bổng châu Âu” vào 01/10 tại Hà nội và 02/10 tại TP Hồ Chí Minh để tìm hiểu những thông tin hữu ích về học tập và sinh sống tại châu Âu cũng như tại nước Ý đồng thời nhận các phần thưởng của cuộc thi. Chuyến đi khám phá nước Ý và các trường Đại học Ý sẽ được thực hiện từ 14 đến 23/10

Đọc tiếp »

Đổi sừng tê lấy… tranh Lê Quảng Hà

Sừng tê giác ngoài một tác dụng tương truyền nào đó đến sức khỏe dường như còn là một biểu tượng cho sự giàu sang, nhà “có điều kiện”. Việc sừng tê là thuốc quý hay thuốc thường hay cũng chỉ như móng tay, dành cho các nhà khoa học phân tích. Nhóm các nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực: hội họa, phim ảnh, âm nhạc… ở Hà Nội đề xuất thay vì sở hữu sừng tê, để thể hiện đẳng cấp, hãy hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật.

Năm ngoái, nhân ngày Tê giác thế giới (22/9), người ta nghĩ ra một hoạt động: mọi người cắt móng tay vào một cái sừng tê giác mô phỏng. Nhiều cái sừng tê đựng móng tay sẽ được ghép lại thành hình con tê giác nhằm nói lên sừng tê và móng tay/chân của con người cùng chất cấu tạo là keratin.

“Sừng tê giác không còn có tên trong Dược điển Việt Nam từ 2012”, chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh thuộc TRAFFIC (Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động vật Hoang dã) Việt Nam cho hay. “Không có chứng minh khoa học nào về công dụng đặc biệt của sừng tê giác, trừ một nghiên cứu năm 1993 ở Đài Loan kết luận sừng tê giác có tác dụng giảm sốt- không khác aspirin hay paracetamon”. TRAFFIC đã ký thỏa thuận hợp tác 5 năm với Cục Y Dược để làm các nghiên cứu sâu sắc về thói quen sử dụng sừng tê trong đông y ở Việt Nam.

Đổi sừng tê lấy… tranh Lê Quảng Hà - ảnh 1

“Chân dung 1” của Lê Quảng Hà - tác phẩm thuộc dự án “Nghệ thuật thay đổi hành vi”. Ảnh: BTC.

Nhưng một gram sừng tê hiện có giá khoảng 6.000 USD. Bây giờ bảo họ quẳng cục keratin đắt đỏ đó đi cũng khó. Vậy nên dự án Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp (Art & Your Social Status) đã cho những người đang “loay hoay” trong việc thể hiện đẳng cấp một số gợi ý. Thuộc dự án này, triển lãm nghệ thuật Trọng lực diễn ra từ 19h ngày 22/9 đến 21h ngày 24/9 tại Trung tâm Văn hóa Phố Cổ - 50 Đào Duy Từ, Hà Nội. Các tác phẩm trong triển lãm đều được mang ra đấu giá. Tiền thu được 30% dành cho các quỹ bảo vệ tê giác.

Đáng chú ý trong số tranh mang ra đấu giá có cả của Lê Quảng Hà. Họa sĩ tên tuổi này ai cũng biết có kênh bán hàng độc quyền riêng. Nhưng vì ý nghĩa của dự án, anh đã “xin phép” kênh độc quyền để đóng góp một số tác phẩm dành riêng cho việc… đổi sừng tê giác. Tranh của anh tại triển lãm có giá khởi điểm từ 4.000-12.000USD.

“Cũng như những người khác có tình yêu với thiên nhiên, tôi cảm thấy đau đớn khi Trái Đất đang chết đi và luôn mong muốn điều ngược lại. Tham gia dự án “Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp” là dịp để tôi một lần nữa nhận thức lại vấn đề môi trường tồn tại của con người”.

Nhạc sĩ Kim Ngọc - Giám đốc Trung tâm Âm nhạc & Nghệ thuật Thể nghiệm Đom Đóm

Tranh Lê Quảng Hà nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng Mỹ thuật Singapore, bảo tàng Nghệ thuật châu Á Fukuoka (Nhật Bản). Loạt tranh mới của Phan Cẩm Thượng chủ đề nhân duyên dùng màu tự nhiên trên chất liệu giấy dó cũng xuất hiện lần đầu tại triển lãm. Bên cạnh đó là tác phẩm của các họa sĩ trẻ: Nguyễn Hữu Sử, Triệu Minh Hải, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Đình Duy Quyền… Giấy mời tham dự đấu giá chủ yếu gửi tới các doanh nhân...

Tham gia dự án này, việc đầu tiên của các nghệ sĩ là ký cam kết không sử dụng cũng như tiếp tay cho việc buôn bán sừng tê giác.

Trong khuôn khổ dự án Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp, một buổi chiếu tập hợp các phim ngắn về môi trường thuộc chương trình WildFest 2015 diễn ra cùng địa điểm vào 19h tối 23/9. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp sẽ giao lưu với khán giả sau buổi chiếu. Trong phim ngắn Ai còn sống giơ tay lên của chị, hai nhân vật trong phim Đậu Đỏ và Đậu Xanh duy trì sự sống bằng việc đánh cắp thực phẩm của quá khứ. Cỗ máy thời gian đó cũng là cánh cổng để Cá Ngựa- cô gái còn sống sót trong tương lai quay lại hiện tại của gia đình Đậu để cầu cứu. Sự thật kinh hoàng được hé lộ. Ba cô gái đứng trước quyết định sinh tử. Một món nợ cần phải trả ngay, nếu không loài người sẽ hoàn toàn biến mất trong tương lai… Chuyện phim là thế, trong thực tế, loài tê giác sắp tuyệt diệt. Năm 2007, 13 cá thể tê giác Nam Phi bỏ mạng vì nạn săn trộm. Năm ngoái khoảng 1.200 con bị giết. Tức là trong chưa đầy mười năm, số lượng tê giác bị giết để lấy sừng tăng 9000%.

Tối 24/9 sau khi kết quả đấu giá tranh được công bố, một buổi hòa nhạc do trung tâm Đom Đóm phụ trách nhạc sẽ diễn ra...

Đọc tiếp »

Tin vắn Văn nghệ ngày 20/9

Theo kết quả họp Hội đồng cấp Nhà nước, có 18 hồ sơ đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét và trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 hồ sơ Giải thưởng Nhà nước. Các cây đại thụ được Giải thưởng Hồ Chí Minh lĩnh vực âm nhạc: nhạc sỹ Hoàng Hà, Thuận Yến, Doãn Nho. Giải thưởng Hồ Chí Minh 2016 cũng được trao cho Xuân Quỳnh, Thu Bồn, Hữu Mai, Chu Thuý Quỳnh, Tạ Quang Bạo và một số tác giả khác.

Toan Toan

* Sự thức dậy của văn học trinh thám,nhân ra mắt tác phẩm Ba ngày và một đời của Pierre Lemaitre (giải Goncourt 2013), và Công lý thảo nguyên của Ian Manook. Diễn giả - TS Phạm Xuân Thạch trò chuyện lúc 18h chiều 11/10 tại L’Espace 24 Tràng Tiền Hà Nội, quanh chủ đề:Điều gì đã khiến văn học trinh thám Pháp trở lại mạnh mẽ, với lượng tác phẩm lớn và đầy sức hút đến thế.

*Lê Thiết Cương bày triển lãm điêu khắc tối giản mang tên “Mặt” và ra mắt cuốn sách cùng tên từ 26/9 đến hết 6/10 tại 39A Lý Quốc Sư, Hà Nội.

Tin vắn Văn nghệ ngày 20/9 - ảnh 1“Hạt gạo” của Lê Thiết Cương.

Triển lãm giới thiệu 16 tác phẩm chất liệu đồng, sắt, composite, gỗ, kính và gương. Xoay quanh 5 đề tài: Hạt gạo, Âm - dương, Chân dung, Phật, Cầu nguyện. 16 tác phẩm là 16 mặt phẳng gần như chỉ có hai chiều nối với nhau, xếp ghép lại và đặc biệt là uốn cong để tạo thành khối, ba chiều. Chúng là những mặt được cắt, bổ ngang dọc, xẻ, ghép lệch, ghép so le để mở rộng không gian, thêm chiều cho khối.

Tác giả tự bạch: “Điêu khắc tối giản chính là như nhất. Tôi không thể làm gì khác ngoài tối giản”. Họa sĩ Trịnh Tú nhận định với 16 tác phẩm này “dường như Lê Thiết Cương đã khẳng định được, trọn vẹn, ngôn ngữ điêu khắc của riêng mình, như anh đã làm trong hội họa”.

T.Q

Đọc tiếp »

Bí thư Tỉnh ủy

Có lẽ đây xuất phát từ mô hình đấu tranh thời nông trang tập thể của văn học Xô Viết những năm 50 của thế kỷ trước. Như kiểu Bí thư huyện ủy Martynov trong truyện ký “Chuyện thường ngày ở huyện” của Valentin Ovechkin.

Ở ta, nhà văn Nguyễn Khải có tiểu thuyết “Chủ tịch huyện” (1972). Đào Vũ có “Bí thư cấp huyện” (1983). Đến “Đứng trước biển” rồi “Cù Lao Tràm” của Nguyễn Mạnh Tuấn đụng đến cao hơn, lãnh đạo cấp tỉnh, thứ trưởng.

Những phút cuối vở kịch “Tôi và chúng ta” (1984) của Lưu Quang Vũ, giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi là Hoàng Việt người xé rào mở ra lối làm ăn mới, đang bị công an giải đi, thì (ông) Bộ trưởng đột ngột xuất hiện và…giải cứu thành công!

Tất nhiên, nghệ thuật bao giờ cũng ước lệ, và chức vụ chỉ mang tính tượng trưng. Như “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, sau được dựng thành phim truyền hình nhiều tập gây ồn ào “Đất và người”, chức Bí thư Đảng ủy xã đã là to lắm rồi, để các dòng họ mải mê giành giật nhau. Chỉ thấp thoáng bóng ông Bí thư huyện.

Thời đại đổi thay, nút thắt cao dần. Nay đến chủ tịch tỉnh, rồi bí thư tỉnh ủy. Tiểu thuyết “Bí thư tỉnh ủy”, sau được chuyển thể thành phim cùng tên, Bí thư Kim Ngọc “cha đẻ khoán mười” ở Vĩnh Phúc thời ấy đã rất vất vả đấu tranh để bảo vệ tư duy và cách làm đổi mới…

Nghĩ ngợi linh tinh vậy thôi, khi thấy các Bí thư Tỉnh ủy dạo này “gặp hạn” nhiều quá. Hết rắc rối quanh chuyện bổ nhiệm người trong nhà, đến bị tung tin bôi xấu, thậm chí có người còn không bảo toàn được tính mạng.

Trong “Tôi và chúng ta”, ông công nhân già tên Quých nói với nhân vật Bộ trưởng: “Vẫn biết các bác là đầy tớ của nhân dân nhưng đến được nhà các ông đầy tớ khó lắm”. Diễn viên Hoàng Cúc nhớ lại, diễn xong, đạo diễn Hoàng Quân Tạo gạt mồ hôi trán bước vội xuống khán đài thăm dò ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị Tố Hữu, và Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng. Tố Hữu nhận xét “Hay! Tuyệt vời”. Còn ông Hoàng Tùng: “Đúng, tôi tán thành ý kiến của anh Lành”. Hú vía!

Càng thấm thía lời ông Bộ trưởng trong vở kịch: “Tôi không phải là một ông thánh, tôi cũng chỉ là một con người”...

Là con người với đầy áp lực. Ai bảo Bí thư Tỉnh ủy không phải “nghề nguy hiểm” ?!

Đọc tiếp »

Triển lãm tài liệu Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam

Nhiều tư liệu quý Nhiều tư liệu quý

Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm tập hợp từ các nguồn tư liệu đã được công bố của các học giả trong nước và quốc tế. Trong đó, các châu bản triều Nguyễn, phiên bản của các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX đều khẳng định quá trình xác lập, khai thác, quản lý và thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Triển lãm tài liệu Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam - ảnh 1Cắt băng khai trương triển lãm
Triển lãm giới thiệu nhiều tư liệu quý như Partie de la Chine (trang 19 tập II, trong bộ Atlat Universel) khẳng định: lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc bao gồm tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và ba cụm đảo ở phía đông đảo Hải Nam.
Triển lãm tài liệu Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam - ảnh 2Đông đảo người dân đến xem triển lãm

Cuốn Atlat of the World xuất bản tại Luân Đôn năm 1914 khẳng định lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài cực Nam đến đảo Hải Nam. Một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974; bộ sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa công bố từ thế kỷ XVII đến nay; bộ sưu tập gồm 4 tập bản đồ và 30 bản đồ đo đạc do chính Trung Quốc xuất bản, ban hành; nhiều bộ tem về phong cảnh, biển đảo, Hải quân Việt Nam … khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đọc tiếp »

Phim về Snowden hấp dẫn, gây tranh cãi

Gordon-Levitt, diễn viên có ngoại hình giống Snowden và diễn xuất được đánh giá cao trong phim Snowden.Gordon-Levitt, diễn viên có ngoại hình giống Snowden và diễn xuất được đánh giá cao trong phim Snowden.

Không mới nhưng kịch tính

Nhiều khán giả vào rạp xem Snowden rôm rả nói chuyện từ đầu đến cuối, hết phim ra rạp với lời bình: Chẳng hiểu gì cả. Mật vụ Snowden tải khối lượng thông tin, thuật ngữ tin học và tình báo khổng lồ nên không chú ý thì khó cho họ thật.

Snowden, cựu mật vụ làm việc cho CIA, NSA - cơ quan an ninh quốc gia Mỹ - hiện tị nạn ở Nga vì công bố trên tờ The Guardian của Anh thông tin về chủ trương nghe lén người dân, nhiều chính khách do chính phủ Mỹ cho phép vào tháng 5/2013.

Đạo diễn kể lại hành trình Edward Snowden từ một tân binh tham gia lực lượng đặc biệt hòng tham chiến ở Iraq, rồi lần lượt nhân viên phân tích cho CIA, nhân viên kỹ thuật hợp đồng cho NSA và một “kẻ phản bội nước Mỹ” khi đi tới quyết định rò rỉ bí mật hàng đầu của chính phủ Mỹ, Anh. Các câu chuyện đan cài vào nhau vẽ nên chân dung chàng trai trẻ ban đầu tâm niệm chiến đấu để “giải phóng những con người còn bị áp bức”, rồi được dẫn dụ vào chiến trường mới của thời đại tình báo và không ngừng tự vấn về hành động của mình.

Phim dựa trên những sự kiện có thật theo cuốn sách Hồ sơ Snowden: Chuyện về người đàn ông bị truy nã nhất thế giới của Luke Harding và Thời đại của bạch tuộc của Anatoly Kucherena, luật sư ở Nga của Edward Snowden. Phim được làm theo hướng giả tài liệu với những đoạn ghi hình phỏng vấn Snowden của nhóm nhà báo được Snowden mời đến, hay đoạn tư liệu về động thái của Tổng thống Obama càng tăng tính đáng tin, chân thực của câu chuyện.

Không có phát hiện mới, tình tiết mới về Snowden nhưng phim không hề thiếu kịch tính, ví dụ những tình huống khi Snowden quyết định đánh cắp thông tin mật và màn thoát thân ngoạn mục, diễn biến tâm lý mỗi lúc lại được đẩy lên cao hơn. Đạo diễn giúp người xem nhìn rõ hơn chân dung một con người với cả những yếu đuối, day dứt lẫn hành động mạo hiểm. Đặc biệt, phần cuối phim có sự xuất hiện của nguyên mẫu Edward Snowden khiến phim trở nên trọn vẹn hơn.

Gây tranh cãi

Đúng thời điểm công chiếu phim, chính phủ Mỹ tung báo cáo đánh giá về Edward Snowden, tố anh chàng hay gây sự với quản lý, gian dối trong thi cử. Trước đó, bà Hillary Clinton cũng kết tội Snowden cản trở luật pháp nước Mỹ, cho rằng, đáng ra anh ta chỉ nên cảnh báo thay vì công khai thông tin mật. Snowden cũng khiến nước Mỹ phân hóa, tỷ lệ ủng hộ hành động của Snowden và số người coi anh là kẻ phản bội khá ngang bằng. Còn cách làm phim của Oliver Stone chứng tỏ thiện cảm dành cho Snowden, khi vẽ lên chân dung một chàng trai dũng cảm, hành động vì nguyên tắc sống và đạo đức.

“Tôi bị kiệt sức và tự nhủ không bao giờ làm thể loại này nữa. Tôi không muốn tiếp cận những nhà tư tưởng, những con người xuất chúng, họ khiến trái tim tôi tổn thương”- đó là cảm xúc của Oliver Stone sau khi dự án về Martin Luther King thất bại. Tuy nhiên, nhà sản xuất Moritz Borman, cộng sự lâu năm với Stone thông báo luật sư của Snowden ở Nga muốn liên hệ để chuyển thể cuốn sách thành phim. Lúc đầu không xác định sẽ làm phim, nhưng chuyến bay đến Mátxcơva để gặp riêng Snowden khiến ông thay đổi quyết định.

Vào vai Snowden là Joseph Gordon-Levitt, trước đó thành công khi thủ diễn vai một nghệ sỹ đi dây thăng bằng nổi tiếng trong phim Bước đi thế kỷ. Đạo diễn kể, ông chỉ nghĩ đến Gordon-Levitt khi quyết định bấm máy. “Tôi đến gặp cậu ấy trước tiên và phạm sai lầm lớn nhất của một đạo diễn. Tôi nói với cậu ấy: Cậu là lựa chọn đầu tiên của tôi. Nhưng cậu ấy hành xử rất thông minh, không làm tôi thất vọng”, ông nói. Nam diễn viên cũng gặp Snowden tại Nga, càng ấn tượng và cảm động với hành động của Snowden: Rũ bỏ tất cả danh vọng, tiền bạc, cơ hội sống êm ấm với người yêu ở Hawaii để nói lên sự thật.

Diễn viên chính Gordon-Levitt cho rằng, nếu không phải Oliver Stone thì không ai làm được phim về Snowden như thế. Đạo diễn chọn cách khai thác Snowden dựa trên mối quan hệ tình cảm với Lindsay Mills, nghệ sỹ múa và nhiếp ảnh nghiệp dư do Shailene Woodley đóng. Thực tế, sau khi Snowden quyết định đến Hong Kong gặp gỡ nhóm nhà báo để cung cấp thông tin, mối quan hệ của họ đứt đoạn. Sau này, Lindsay Mills quyết định đến Mátxcơva đoàn tụ với bạn trai. Phim cũng đưa vào những chi tiết có thật và được đề cập ở nhiều phim trước: Máy bay không người lái ném bom nhằm vào những người đang sử dụng điện thoại, gây không ít thương vong cho dân thường chứ không phải khủng bố.

Đọc tiếp »

Toàn bộ tiền phúng viếng Minh Thuận dùng làm từ thiện

Minh Thuận là ca sĩ đa năng, chơi được nhiều nhạc cụ, am hiểu về phối khí, phòng thu, có một giọng ca nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng cũng sôi động. Minh Thuận xuất thân là rocker và chính ca sĩ này thể hiện rất thành công ca khúc “Rêu phong” của Tuấn Khanh. Trong nghiệp ca hát Minh Thuận xuất bản hàng chục album.

Toàn bộ tiền phúng viếng Minh Thuận dùng làm từ thiện - ảnh 1Ca sĩ, diễn viên Minh Thuận. Ảnh Tư liệu.

Là một trong những nghệ sĩ đa tài nhất trong thế hệ của mình, Minh Thuận còn để lại dấu ấn trên sân khấu cải lương với vở “Lan và Điệp”, “Kim Vân Kiều”, đồng thời lấn sân qua kịch nói. Minh Thuận được khán giả phía Bắc biết đến nhiều qua điện ảnh, nhất là khi anh tham gia bộ phim “Cô gái xấu xí”, “Bỗng dưng muốn khóc”, “Cô dâu đại chiến”… và góp sức vào thành công của nhiều bộ phim nổi tiếng khi anh làm việc cho hãng phim BHD.

Cả gia đình ca sĩ đều định cư ở Mỹ, nhưng Minh Thuận vẫn ở lại Việt Nam để thực hiện đam mê của mình. Minh Thuận là rất kín tiếng với truyền thông và trong một lần trả lời báo chí, anh thổ lộ: “Tính của tôi là trước khi làm việc gì thường cố gắng hết sức mình, còn kết quả như thế nào tôi không quan tâm, cũng chưa bao giờ biết tiếc nuối...”.

Đêm 20/9, một chương trình âm nhạc đặc biệt của nhiều ca sĩ nổi tiếng đã được tổ chức trước linh cữu Minh Thuận để chia tay nghệ sĩ. Linh cữu ca sĩ Minh Thuận đặt tại tư gia số 73 đường Tự Cường, phường 4, quận Tân Bình (TPHCM). Lễ động quan và di quan diễn ra lúc 5g30 sáng 21/9, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Toàn bộ tiền phúng điếu sẽ được dành làm từ thiện.

Đọc tiếp »

Trần Ly Ly trở lại với lạc giới

Một cảnh trong Có Có Không Không tại liên hoan năm ngoái.Một cảnh trong Có Có Không Không tại liên hoan năm ngoái.

Nét mới của Có Có Không Không 2 là ý tưởng về lạc giới. Đó chính là sự đi tìm chính mình. Ly Ly cho biết, những ý tưởng này đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khi bạn bè xung quanh cô có nhiều người như vậy. Dường như cô có sự đồng cảm với họ và muốn chuyển tải thông điệp đó vào tác phẩm.

Nếu Có Có Không Không 1 chỉ là mâu thuẫn nội tâm của một con người phức tạp, thì Có Có Không Không 2 nói về vấn đề của người lạc giới và có thể Có Có Không Không 3 nói về người lưỡng giới. Âm nhạc của vở múa đương đại lần này là nhạc sống, trong đó nghệ sỹ Phú Phạm vừa là người viết nhạc vừa là người pha trộn nhạc của mình (DJ) cho vở diễn. Thiết kế trang phục cho vở diễn là Ngô Thái Bảo Loan. Thiết kế ánh sáng là nghệ sỹ Trường râu.

Lan Anh

* Hai ngày Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9 vào 28, 29/9 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, Hội Nhà văn tổ chức. Quy tụ hơn 100 đại biểu sinh năm 1980 trở lại đây từ các tỉnh thành trên cả nước, được đánh giá “có thành tích, triển vọng văn học ở các ngành văn xuôi, thơ, lý luận phê bình và văn học dịch”. Hai hội thảo dịp này: Văn trẻ - nhập cuộc và sáng tạo, Thơ trẻ - truyền thống và cách tân, một đêm thơ Bản hòa âm tháng 9 tại Nhà văn hoá Học sinh, Sinh viên.

*8 tỉnh tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 13 tại tỉnh Lào Cai, kết hợp lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh. Chuỗi hoạt động: Không gian trưng bày ảnh, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc, trưng bày và quảng bá sản phẩm văn hóa du lịch, trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa, liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc và hoạt động thể thao như kéo co, bắn nỏ, việt dã, tung còn. Mỗi đoàn không quá 100 nghệ nhân, diễn viên tham gia phần hội. Lễ khai mạc tối 1/10, trực tiếp trên VTV, bế mạc tối 3/10. Họp báo sáng 20/9 tại Bộ VHTTDL, đại diện tỉnh cho biết BTC thông báo danh sách hơn 260 cơ sở lưu trú cho các tỉnh tham gia, với gần 4 nghìn phòng với giá ưu đãi.

Toan Toan

Đọc tiếp »

Phụ nữ 'hiến kế' xây dựng văn minh đô thị và trật tự ATGT

Các tác giả nhận giải tại lễ trao giải cuộc thi “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị”.Các tác giả nhận giải tại lễ trao giải cuộc thi “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị”.

Sáng 21/9, lễ trao giải cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” đã diễn ra tại trụ sở báo Phụ nữ Thủ đô (Tôn Thất Thuyết, Hà Nội). Đây là cuộc thi do báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban An toàn giao thông TP.Hà Nội tổ chức.

Cuộc thi được phát động trong bối cảnh các cấp chính quyền, các đoàn thể, người dân Hà Nội và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô đang từng bước đưa chủ trương lớn của thành phố về “Năm trật tự và văn minh đô thị” vào thực tiễn cuộc sống với sự đồng thuận, quyết tâm cao.

Chỉ sau một thời gian ngắn phát động, BTC cuộc thi đã nhận được hàng trăm bài dự thi của rất nhiều độc giả báo Phụ nữ Thủ đô. Bên cạnh những cây bút quen thuộc, các cộng tác viên, độc giả gắn bó với tờ báo, có rất nhiều bạn đọc hiện đang sinh sống tại các quận, huyện, thị trên địa bàn thành phố. Điều này cho thấy cuộc thi đã có sức lan toả lớn, trở thành diễn đàn để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là chị em phụ nữ Thủ đô gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, tham gia đóng góp ý kiến với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao.

Các bài viết dự thi đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội, “chạm” đến nhiều vấn đề dân sinh nổi cộm đang được dư luận quan tâm. Đó là những vấn đề liên quan đến quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị với các hành vi, vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vườn hoa, công viên để kinh doanh, trục lợi, lắp đặt biển quảng cáo sai quy định, những bụi dây cáp điện tạo thành điểm “rác trời”… Bên cạnh những bài viết phê phán những vấn đề bất cập đó, thì một số lượng khá lớn bài viết đã biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những việc làm hay và ý nghĩa của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Chung cuộc, BTC cuộc thi đã tìm ra 16 bài dự thi xuất sắc nhất để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 5 giải Chuyên đề.

Tác phẩm đoạt giải Nhất có tên “Ngõ phố thân yêu” của tác giả Dương Ngọc Vân. Bà Dương Ngọc Vân là một cộng tác viên quen thuộc của báo Phụ nữ Thủ đô từ nhiều năm nay. Bà hiện đang sinh sống tại phố Linh Lang, quận Ba Đình – một trong bốn quận nội thành cũ của Hà Nội. Bài viết của bà gửi đến cuộc thi viết về chính nơi gia đình bà đã gắn bó và sinh sống trong nhiều năm nay – cụm dân cư số 10 phường Cống Vị, với nhiều nét đẹp trong cách sống văn minh, ứng xử tinh tế của những người hàng xóm láng giềng của bà.

Phụ nữ 'hiến kế' xây dựng văn minh đô thị và trật tự ATGT - ảnh 1Tác giả Dương Ngọc Vân phát biểu cảm xúc khi nhận giải.

Là một độc giả trẻ tham gia gửi bài dự thi sớm nhất, tác giả Nguyễn Văn Công viết về người hàng xóm của mình – chị Nguyễn Thị Tính, người đã có gần 20 năm sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại chính. Từ những trải nghiệm của bản thân, nhận thấy lợi ích của việc tham gia giao thông bằng xe buýt, chị Tính đã vận động thành công các thành viên trong gia đình, các chị em hội viên phụ nữ trong xã cùng tham gia đi xe buýt để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn giao thông.

Qua bài viết “Đi xe buýt để bảo vệ môi trường và an toàn giao thông “ (đoạt giải Khuyến khích), tác giả Nguyễn Văn Công đã có thêm những góp ý chân thành trước những bất cập rất xác đáng của hệ thống xe buýt như lộ trình chưa phù hợp, nhất là tại các huyện ngoại thành, một số lái xe buýt còn phóng nhanh, vượt ẩu, xả khói gây ô nhiễm môi trường…

Với tâm huyết và trách nhiệm của những người dân Thủ đô, nhiều tác giả đã đề xuất rất nhiều giải pháp hay, có ý nghĩa thiết thực góp phần thiết lập trật tự an toàn giao thông, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của năm trật tự và văn minh đô thị. BTC cuộc thi mong muốn cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu, tạo điều kiện để nhân rộng các mô hình, giải pháp để áp dụng vào thực tiễn.

Đọc tiếp »

Bằng Kiều, Tùng Dương diễn cùng Xuân Hinh

Đủ món

Xuân Hinh-Kẻ chọc cười dân dã diễn đêm duy nhất kỷ niệm 40 năm nghề diễn, từ khi anh trúng tuyển Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh, trước khi học Đại học Sân khấu và Điện ảnh. Gặp gỡ báo chí chiều 21/9, Xuân Hinh nói về động lực để anh làm show lớn nhất trước nay- tình cảm của khán giả, sự động viên của các nghệ sỹ cộng tác lâu năm với lời hứa không lấy cát xê. Và gặp được những người trợ duyên trong đó có ông chủ Sun Group, đồng hành tổ chức chương trình hoành tráng về nghệ thuật truyền thống.

Khán giả bình thường nhìn vào tờ quảng cáo chắc hơi choáng: Riêng lo về sân khấu có ba đạo diễn tên tuổi là Phạm Hoàng Nam, Lê Hùng và biên tập nội dung Đỗ Thanh Hải. Nghệ sỹ khách mời: Thanh Thanh Hiền, Hồng Vân, Vân Dung, Thu Huyền. Chưa kể dàn biên đạo, diễn viên múa cả trăm người.

“Tôi mong tác phẩm dù dài, ngắn đều là sự cố gắng, nhiệt huyết của nghệ sỹ đem đến hơi thở thời đại bên cạnh giá trị truyền thống”, Xuân Hinh nói. Mong mỏi của anh không phải chỉ đem tiếng cười mà còn lấy được những giọt nước mắt của khán giả. Một chương trình hơn ba tiếng hứa hẹn đủ cung bậc như Người ngựa ngựa người, Của gia bảo. Càng không thể thiếu mảng miếng quan trọng trong sự nghiệp của anh-hề chèo.

Xuân Hinh từng bỏ tiền túi quay các video trích đoạn hề chèo cổ, hát quan họ cổ, hát văn cổ để lưu giữ. Trên sân khấu sắp tới, anh cố gắng gói gọn tinh túy của các loại hình này. Tiết mục chèo cổ Ngũ biến cho khán giả thấy một Xuân Hinh biến hóa thành năm nhân vật mang đậm dấu ấn của anh. Xuân Hinh khoe đi học ảo thuật để áp dụng trong màn thay trang phục minh họa cho những lớp diễn này để tăng tính độc đáo. Giá cô Sáu sẽ mang hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh, phục trang ấn tượng để giới thiệu nghệ thuật hầu đồng, hát văn gắn bó với Xuân Hinh lâu nay.

Bằng Kiều, Tùng Dương diễn hài?

“Được diễn với Xuân Hinh là mơ ước lâu rồi, khi anh ấy có nhã ý mời tôi nhận lời ngay không cần biết mình làm gì”, Bằng Kiều nói. Bằng Kiều sẽ nhận một vai trong tiểu phẩm Của gia bảo. Lối nói tưng tửng của Bằng Kiều trong cuộc gặp gỡ báo chí khá duyên, có sự tung hứng dí dỏm với Xuân Hinh.

Tùng Dương thì nói luôn, không có khả năng diễn dài như Bằng Kiều, nếu diễn thì vô duyên lắm. “Cái duyên của tôi nằm trong giọng hát thôi, nên có thể tôi hát còn Xuân Hinh múa, hy vọng góp thêm màu sắc cho chương trình”. Tùng Dương sẽ hát Cu Sứt theo phong cách hiện đại, Xuân Hinh múa minh họa.

Xuân Bắc, người em thân thiết của Xuân Hinh tham gia với vai trò MC. “Tôi nghĩ tôi vẫn oách. Vân Dung chẳng hạn diễn giỏi lắm được vài phút, tôi xuất hiện từ đầu đến cuối, tôi nói anh Xuân Hinh mới được xuất hiện”, Xuân Bắc đùa. Anh kể người đầu tiên đưa mình lên sân khấu kiếm tiền chính là Xuân Hinh, anh nhiều lần chứng kiến sự chu đáo, cẩn thận của Xuân Hinh với chương trình và những người xung quanh nên sự tham gia của các nghệ sỹ trước hết thể hiện tình cảm. “Trong tiếng cười của Xuân Hinh sẽ có những câu người ta không thích, nhưng phần lớn tác phẩm của anh đều nhân văn, hướng thiện”, Xuân Bắc nói.

Xuân Hinh-Kẻ chọc cười dân dã 19h tối 5/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia được kỳ vọng chương trình nghệ thuật tôn vinh nghệ thuật sân khấu truyền thống hoành tráng, là sự tri ân khán giả của Xuân Hinh. “Một chương trình đem lại tiếng cười, có cả tiếng khóc đối với tôi rất khó”, anh nói. Khó khăn còn ở chỗ anh tham vọng chắt lọc tinh túy của hề chèo, hát văn, quan họ cổ lên sân khấu trong ít phút.

Đọc tiếp »