Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Báu vật Việt Nam sang Đức kể chuyện

Cả nghìn hiện vật

Triển lãm “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” khai mạc đầu tháng 10, hiện diện trên đất Đức cho đến hết tháng 1/2018. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, triển lãm này không đơn thuần là chương trình hợp tác, trao đổi văn hóa, nó còn là dịp để người dân Đức hiểu hơn về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam. Từ năm 2011, Viện khảo cổ học Đức và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thiết lập sự hợp tác như trao đổi nghiệp vụ và chuẩn bị cho trưng bày quy mô tại Đức, đánh dấu bằng bản ghi nhớ giữa Bộ VHTTDL và Đại sứ quán Đức năm 2012.

Báu vật Việt Nam sang Đức kể chuyện - ảnh 1Một số báu vật khảo cổ được đem tới Đức trưng bày đến đầu năm 2018.

“Đây là triển lãm đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam tại Đức, bởi nó giới thiệu tổng thể về tiến trình lịch sử Việt Nam”, ông Cường nói. Để chuẩn bị cho triển lãm quy mô, các chuyên gia của bảo tàng cũng mất nhiều thời gian sang Đức để khảo sát các địa điểm trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học tại Herne, Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Chemnitz, các Bảo tàng Reiss-Engelhorn Mannheim.

Hàng nghìn hiện vật lần lượt có mặt tại các bảo tàng này không chỉ đến từ phía Việt Nam. Ông Cường cho biết, người Đức đóng góp một số lượng đáng kể đồ thủ công, trống đồng và hiện vật hiện đại họ sưu tầm để làm phong phú thêm cho trưng bày.

Trước năm 1945, một số nhà địa chất phương Tây tiên phong nghiên cứu khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Tuy nhiên từ sau 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam thực sự đưa khảo cổ vào giai đoạn mới, ứng dụng phương pháp khoa học tự nhiên.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam dần lấp đầy khoảng trống trong tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam từ sơ kỳ Đá cũ đến hậu kỳ Đá mới, bằng kết quả nghiên cứu, khai quật nhiều di tích do phương Tây công bố trước đó. Nhiều hiện vật lần này được lựa chọn cũng đánh dấu sự hợp tác của chuyên gia khảo cổ Đức trong các chuyến khai quật như ở Yên Bái, Long An.

Báu vật kể chuyện

Tiến trình lịch sử từ thời Tiền sử cho tới thời kỳ phong kiến Việt Nam được kể lại qua các khu vực trưng bày. Chẳng hạn ở thời Tiền sử, người xem có thể khám phá công cụ đá điển hình: Rìu tay bằng đá di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa) thời Đá cũ.

Công cụ hình đĩa, rìu ngắn tìm thấy tại hang Muối, Hòa Bình năm 1965. Phác vật rìu di chỉ Núi Voi (Thanh Hóa) sưu tầm năm 1965. Công cụ chặt đập di chỉ Gò rừng Sậu (Sơn Vi-Phú Thọ). Mới đây, giới khảo cổ Việt Nam vui mừng với một bộ sưu tập rìu tay ở Gia Lai bác bỏ quan điểm phương Tây cho rằng chỉ họ mới có công cụ thể hiện sự năng động, tiến bộ của con người.

Điểm nhấn của khu vực trưng bày hiện vật khảo cổ thời Tiền sử Việt Nam chính là tổ hợp phương tiện phục vụ cho cuộc khai quật tại Hang Hùm (Yên Bái) năm 1964. Tư liệu, phim ảnh chứng minh cuộc khai quật lớn này đánh dấu mốc đầu tiên trong sự hợp tác nghiên cứu khảo cổ giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ Đức. Các chuyên gia trong và ngoài nước phát hiện nhiều hiện vật thuộc hậu kỳ đồ đá cũ-văn hóa Sơn Vi.

Hình ảnh kinh đô của Việt Nam từ Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Nam Kinh được tái hiện qua một số hiện vật như ngói trang trí uyên ương, gạch xây thành, hiện vật tìm được ở hai di sản thế giới Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long. Đồ gốm Chu Đậu, hiện vật khai quật được ở con tàu đắm ở Cù Lao Chàm năm 1997 cũng được đưa đến Đức đợt này.

Chiếc trống đồng Sao vàng Thanh Hóa cùng với thạp đồng, chuông đồng của văn hóa Đông Sơn, rồi chuỗi hạt bằng thủy tinh tìm thấy tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, vòng tay, khuyên tai và nhiều trang sức bằng vàng sớm nhất ở Việt Nam thuộc văn hóa Óc Eo… hàng chục hiện vật kể lại lịch sử Việt Nam trong thời kỳ kim khí ở ba trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Đồng Nai. Trong số này chiếc trống đồng Sao vàng thuộc loại trống đồng lớn nhất Việt Nam cho tới nay, có niên đại hơn 2 nghìn năm tuổi được đánh giá cổ nhất Việt Nam.

Các nhà khảo cổ vẫn nói về vùng trắng khảo cổ học của miền Nam trước năm 1975. Đợt trưng bày này cũng là dịp để khoe thành tựu suốt 40 năm qua để vẽ lên bức tranh tiền sử, sơ sử Nam bộ. Một loạt hiện vật được giới thiệu dịp này: Hiện vật ở di tích khảo cổ cấp quốc gia Giồng Cá Vồ như vòng tay, khuyên tai hai đầu thú bằng đá, mã não và thủy tinh, các loại chuỗi hạt, nhẫn, lá vàng và một số hiện vật bằng vàng sớm nhất ở Việt Nam. Hiện vật di tích Long Sơn Bà Rịa - Vũng Tàu, di tích Gò Ô Chùa (Long An) là di chỉ khảo cổ học tiền sử ở Nam bộ. Một số hiện vật văn hóa Đông Sơn phát hiện ở Bình Dương cũng góp mặt, chứng tỏ sự giao lưu rộng rãi giữa các trung tâm văn hóa thời kim khí ở Việt Nam.

Không chỉ kể chuyện lịch sử, hiện vật trưng bày dịp này còn gánh thêm sứ mệnh quảng bá di sản, du lịch. Tác phẩm điêu khắc đá thể khối lớn như sư tử đá, phù điêu tu sĩ, bia Ponaga, đặc biệt bức tượng Mukhalinga đá sa thạch phát hiện năm 2012 tại Mỹ Sơn-Quảng Nam giúp khách tham quan có hình dung ban đầu về di sản Chămpa và di sản thế giới thánh địa Mỹ Sơn. Thực tế, khách châu Âu rất quan tâm tới loại hình du lịch di sản, Mỹ Sơn là một trong điểm thu hút du khách quốc tế.

Đọc tiếp »

Ơ buồn cười lắm, thôi đi đi !

“Chúng tôi nghe những lời mắng chửi chỉ để thưởng thức món này” - ông đầu bếp tóc bạch kim hí hửng giơ đũa khoe trước ống kính rồi cắm đầu vào bát bún, xì xụp…

Quả thực đây là một phóng sự đẳng cấp Mỹ, từ hình ảnh tới lời bình, cũng như nhân vật. “Mùi khói xe, nước mắm, nhang thơm. Việt Nam tràn ngập mùi vị. Việt Nam không giống nơi nào khác”. Có ai ca ngợi đất nước mình ấn tượng được thế không ?

Anthony dùng từ “chửi” cũng là bắt chước thực khách người Việt khi hài hước nhắc đến thương hiệu của bà chủ quán bún. Chứ vốn là kẻ “giang hồ” khắp thế giới, ông thừa biết đó chỉ là một “cách giao tiếp thẳng thắn và suồng sã”. Chì chiết, mát mẻ là chính.

Chỉ xem cảnh ông đầu bếp trứ danh đội mũ bảo hiểm thời trang, như anh chàng cowboy cưỡi xe máy lượn vèo vèo phố phường Hà Nội xô bồ nháo nhào xe cộ, trên nền tiếng tom chát chầu văn. Đã thấy đời vui nhộn lắm, có gì nghiêm trọng đâu.

Đâu có gì nghiêm trọng như một số bác lo lắng than phiền, rằng “miếng ăn là miếng nhục, tự hào gì bún chửi Hà Nội lên CNN” ! Tây nó biết cả đấy. Chỉ là một ca bán hàng độc/dị, như mọi thứ độc dị vốn hiếm hoi trên thế gian này. Chứ chẳng ngờ nghệch đến nỗi coi “văn hóa” người Việt đều là rứa rứa. Nếu đâu cũng thế, chẳng ai mất công lặn lội đi tìm làm gì.

Đời, rất đau đầu nếu thứ gì cũng xếp chung vào cái rọ mang tên “đạo đức”, các bác ạ. Chấp nhận một thế giới bừa bộn, với những dị biệt, biến đó thành tiếng cười, có phải hơn không.

Ơ, buồn cười lắm. Còn nếu nghiêm trọng quá, chắc tượng Phật nghìn mắt nghìn tay ở Văn Giang (Hưng Yên) chả khi nào chịu để cho cái thằng 2 mắt 2 tay nào đó bưng đi mất, em thật.

Đọc tiếp »

'Hot girl' giống Châu Tấn bén duyên nghệ thuật

Như Lê gây ấn tượng với nụ cười tươi tắn giống hệt Châu Tấn (Trung Quốc) (make up Phuongsi).Như Lê gây ấn tượng với nụ cười tươi tắn giống hệt Châu Tấn (Trung Quốc) (make up Phuongsi).

Như Lê quê ở Thái Nguyên,là con thứ 3 trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ là bộ đội. Như Lê rất khéo tay, đam mê múa hát, đánh đàn, thích vẽ và làm đẹp. Như Lê kể, dù rất yêu nghệ thuật nhưng cô chẳng bao giờ nghĩ đến việc một ngày nào đó mình sẽ đến với nghề diễn rồi trở thành diễn viên cả. Vào học THPT, Như Lê tự mày mò trên mạng tập làm nail. Khéo tay, cô vẽ rất đẹp và sau đó tự mở một quán nail cho riêng mình để trang trải cuộc sống, học tập.

'Hot girl' giống Châu Tấn bén duyên nghệ thuật - ảnh 1

“Thực ra nghề diễn viên đã chọn mình, chứ mình không chọn nó. Chưa bao giờ Như Lê nghĩ mình sẽ trở thành diễn viên mà nghĩ mình sẽ mở một spa làm đẹp. Nhưng bộ môn nghệ thuật này đã quá ưu ái mình. Khi xuống Hà Nội lập nghiệp, mình may mắn được bạn bè trong giới nghệ thuật động viên để theo đuổi ước mơ làm diễn viên từ bé." - Như Lê nói.

'Hot girl' giống Châu Tấn bén duyên nghệ thuật - ảnh 2

Như Lê đi học đại học muộn hơn bạn bè cùng trang lứa, năm 2015 cô mới dự thi và trúng tuyển vào Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh. Với ngoại hình, gương mặt xinh nhiều nét giống diễn viên Châu Tấn (Trung Quốc) Như Lê được mời tham gia chụp hình cho các hãng tạp chí lớn và nhiều hãng phim truyện mời đóng phim. “Trong thời gian này mình vẫn còn đang đi học nên chưa muốn tham gia làm phim. Mình sẽ dồn tâm huyết cho các môn học, học thêm các loại nhạc cụ để sau này ra trường có cơ hội phát triển bản thân hơn nữa”, Như Lê chia sẻ.

'Hot girl' giống Châu Tấn bén duyên nghệ thuật - ảnh 3
Như Lê cho biết, trước khi theo học nghề diễn viên đã xác định đây là công việc rất vất vả, luôn phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. Nhưng với niềm đam mê điện ảnh cô sẽ cố gắng hết mình theo để thành công.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế

Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới. Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.

Hội thảo tập trung bàn về phát huy giá trị 5 di sản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận và một số di sản khác của Cố đô Huế.

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 1 Công trình kiến trúc độc đáo trong Hoàng thành thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.
Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi chiến tranh kết thúc (năm 1975), kho tàng di sản văn hóa của Cố đô Huế bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Khu vực Tử Cấm thành gần như bị xóa sổ, Hoàng thành Huế chỉ còn lại 62 công trình, so với 136 công trình kiến trúc nguyên thủy. Khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Các lăng tẩm hầu hết đều xuống cấp, thấm dột ở những mức độ khác nhau… Tuy nhiên, bằng sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, chính quyền địa phương, đến nay đã có khoảng 130 công trình lớn nhỏ thuộc di tích Cố đô Huế đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn và không ngừng phát huy giá trị.

Nếu năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được vinh danh vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO, thì đến năm 2016, tại Cố đô Huế đã có thêm 4 di sản tiếp tục được UNESCO vinh danh. “Có thể nói, Huế là một thành phố di sản với 5 di sản thế giới, được UNESCO vinh danh, đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế”, ông Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, nêu ý kiến tại hội thảo.

Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 2
Khẳng định giá trị di sản văn hóa cung đình Huế - ảnh 3Kim ấn, kim sách (ấn vàng, sách vàng) thời nhà Nguyễn – tài sản vô giá của quốc gia
Tương tự, GS-TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nhận xét: “Không có ở các di sản khác của Việt Nam và cũng hiếm thấy ở các nước trên thế giới, trong một khu di sản - Quần thể di tích Cố đô Huế - lại được UNESCO ghi danh 5 danh hiệu cao quý”. GS Tiêu cho rằng, đây là một kho tàng đồ sộ và vô giá về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về di sản văn hoá; là nguồn tư liệu gốc, độc bản chứa đựng thông tin phong phú về lịch sử, địa lý, tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp chế, triết học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật… của triều Nguyễn. Còn tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thì bày tỏ tự hào: “Ngày nay, Huế là nơi có số lượng di sản văn hóa hàng đầu của Việt Nam, là địa phương đầu tiên của nước ta được UNESCO vinh danh các di sản văn hóa, bao gồm cả di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu”.

Nhiều ý kiến cho rằng, di tích Cố đô Huế phục hồi, tạo được sức sống và không ngừng phát huy giá trị như hôm nay có vai trò rất lớn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. “Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là mô hình tổ chức quản lý thành công nhất so với các Di sản thế giới khác ở Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và yêu cầu của UNESCO đối với di sản được ghi danh là di sản thế giới”, GS-TSKH Lưu Trần Tiêu đánh giá. Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế), từ sự trợ giúp về kỹ thuật và tiền bạc của quốc gia và quốc tế, chính Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cứu vãn và phát huy được nhiều công trình di tích có ý nghĩa.

Đọc tiếp »

NSND Khải Hưng: Phim truyền hình bây giờ nhiều nhà cao cửa rộng quá

Tại sao phải là Đan Lê? Con dâu tôi không phải diễn viên, không được học trường đào tạo diễn viên, nếu có năng khiếu chỉ có thể hợp vai ở một phim nào đó. Vì không phải diễn viên nên cô ấy không thể biến hóa như diễn viên, không thể đóng vai nào cũng có thể hóa mình. Tôi không cần Thanh diễn thử, nhưng hỏi chuyện rất nhiều.

Sau một số phim thu tiếng đồng bộ, phim này vẫn chọn cách lồng tiếng, rất dễ gây nhàm chán, ông thấy sao?

Tôi muốn có sự chia sẻ, bởi vì điều kiện làm phim rủi ro, nhất là hãng phim tư nhân. Chúng tôi có thể phải huy động dăm bảy tỷ đồng, chỉ với cái lắc đầu của nhà đài có thể bị phá sản. Ngay cả đơn vị nhà nước như VFC làm phim trong điều kiện không ngang bằng quốc tế. Đi ra nước ngoài tôi thấy họ làm phim nhàn, sướng lắm, có đầy đủ điều kiện làm phim. Việt Nam chẳng có gì, vẫn phải lồng tiếng vì chẳng có trường quay nào cả. Thu tiếng đồng bộ bị mất âm thanh đời sống, tiếng không đẹp. Diễn viên tôi không thử, nhưng chọn người lồng tiếng tôi cũng thử nhiều lắm.

Hợp đồng hôn nhân dài 35 tập, kể về Phong chàng trai nông thôn ước mơ làm diễn viên. Sau nhiều lần nhờ vả, Phong được người bà con mời lên thành phố, nhưng là để đóng vai ông chồng giả trong một hợp đồng hôn nhân với Quỳnh-cô gái thành đạt muốn hợp thức hóa đứa con sắp ra đời. Trong quá trình hôn ấy, Phong gây ra nhiều rắc rối, trớ trêu và phải đối diện với tình cảm thật nảy sinh.

Đọc tiếp »

Người đẹp Phạm Thủy Tiên và một tuần “chạy sô” trung thu

Cũng múa lân, sư tử, cũng ảo thuật, trình diễn thời trang nhưng đều cây nhà lá vườn rất đỗi thân thuộc. Chương trình do Văn phòng SOS Hà Nội phối hợp Chi đoàn Trị sự báo Tiền Phong tổ chức, cùng nhóm sinh viên tình nguyện đang dạy thêm tại đây.

Nếu như Trung thu ở Viện huyết học-Truyền máu Trung ương hôm 14/9 xôm tụ với các chị Hằng trong trang phục trắng tinh khôi-trong đó có cả Thủy Tiên- đêm hội ở Làng trẻ SOS có một chị Hằng đặc biệt.

Từ cổng đi vào dễ nhận ra một cô gái mặc áo màu xanh tình nguyện, chiều cao bật trội hơn tất cả đám đông đang quây quần theo dõi chương trình đón trăng. Phạm Thủy Tiên, Người đẹp Nhân ái (Hoa hậu Việt Nam 2016) xuất hiện với tất cả vẻ giản dị vốn có, cặp kính cận dày cộp. Tiên kể sau cuộc thi, cô “học như ma đuổi”, bởi chương trình tiên tiến, khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương đâu phải chuyện đùa.

Hay tin đoàn báo Tiền Phong phối hợp tổ chức Trung thu ở Làng, Phạm Thủy Tiên tình nguyện tham gia. Không ngồi nghiêm ngắn ở bàn dành cho đại biểu, Thủy Tiên bận rộn với những lời mời chụp ảnh cùng, khi được mời lên trao quà, lúc lại trở thành trọng tài trong trò chơi cướp cờ.

Lúc ngồi xuống mâm phá cỗ với các gia đình, Tiên giao lưu rất tự nhiên với người chủ gia đình ngồi bên, một bà mẹ có kinh nghiệm chăm các con gần 30 năm nay. Áo ướt mồ hôi bởi giữa sân phá cỗ chỉ có những làn gió thoảng từ những chiếc quạt giấy, nhưng gương mặt cô không mảy may khó chịu.

Trung thu ấm áp tại Làng SOS
Hỏi cảm giác một tuần “chạy sô” Trung thu, Tiên đáp “mệt nhưng vui lắm ạ”. Tuần “chạy sô” của cô bắt đầu từ sự kiện “Tết Trung thu-Tết của sẻ chia” dành cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Việt Đức do CLB Liên kế trẻ Trung ương Đoàn (Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn) phối hợp Đoàn thanh niên ĐTH Việt Nam tổ chức hai ngày 11, 12/9.
Đọc tiếp »

Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương

Đến với Hệ thống nhà sách Tiền Phong trong những ngày này, các bé không chỉ được thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới của văn hóa và tri thức mà còn được Nhà sách tặng những món quà bổ ích và thiết thực.

Riêng tại Nhà sách Tiền Phong Thanh Hóa (tối ngày 13/9) các bé còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ hấp dẫn do chính các cô chú của Nhà sách biểu diễn và tham gia các trò chơi đố vui có thưởng, phá cỗ trông trăng trong “Đêm Hội Trăng Rằm”.

Nhà sách Tiền Phong tại Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng đã mang đến cho các bé một Tết Trung thu ấm áp, kết nối các em với truyền thống văn hóa, lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa cho tuổi thơ của các em.

Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 1
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 2
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 3
Vui trung thu tại Nhà sách Tiền Phong Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương - ảnh 4
Đọc tiếp »