Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Nghệ sĩ cải lương Thanh Tòng qua đời

Nghệ sĩ Thanh Tòng bên con gái Quế Trân. Nghệ sĩ Thanh Tòng bên con gái Quế Trân.
Chia sẻ với phóng viên, Nghệ sĩ Ưu tú Quế Trân - con gái của Thanh Tòng - cho biết cha cô qua đời do tuổi cao sức yếu và mang bệnh thời gian qua. Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc - người thân cố nghệ sĩ - chia sẻ anh rất sốc khi nghe tin buồn.

Nghệ sĩ Thanh Tòng sinh năm 1948 tại TP HCM. Ông thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. Ông nội của Thanh Tòng là bầu Thắng, còn cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ. Các tên tuổi như: Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột của ông. Còn lóp diễn viên trẻ như: Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là các cháu ông.

Từ nhỏ, Thanh Tòng được cha cho học tập cách hóa thân nhiều loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi... để rèn luyện thành nghệ sĩ đa năng sau này. Năm 10 tuổi, ông đã lên sân khấu hát tuồng. Các ký giả Sài Gòn thời đó phong cho Thanh Tòng danh hiệu "thần đồng sân khấu".

Năm 14 tuổi, Thanh Tòng học đàn cổ và những trích đoạn kinh điển. Năm 20 tuổi, ông gia nhập đoàn Minh Tơ và trở thành tác giả kịch bản nhiều vở tuồng như: Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than và con đường nghệ thuật của ông bắt đầu từ đây. Ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như khởi nghiệp cho nghề đạo diễn về sau.

Ông để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả với nhiều vai diễn đa tính cách. Năm 1968, báo chí thời đó phong ông là 'Vua cải lương Hồ quảng". Những vở Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu của ông được khán giả yêu thích...

Năm 2007, Thanh Tòng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

NSND Thanh Tòng còn là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...

Đọc tiếp »

Ngắm hiện vật đầy kỷ niệm tại triển lãm về Đổi mới

Đến không gian triển lãm về Đổi mới để sống lại ký ức một thờiĐến không gian triển lãm về Đổi mới để sống lại ký ức một thời
Những người thực hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia dịp này vời chuyên gia nước ngoài để trợ giúp. “Đổi mới-Hành trình của những ước mơ” tiếp cận cách trưng bày mở, tiệm cận với phương pháp quốc tế. “Chúng tôi muốn dùng không gian triển lãm để thể hiện tinh thần đổi mới”, vị chuyên gia người Úc này nói. Hồi tháng 4, Bảo tàng từng có buổi huy động người dân đóng góp hiện vật liên quan đến thời kỳ Đổi mới. Tuy vậy, Giám đốc Bảo tàng phân trần một số hiện vật đẹp nhưng chưa được sử dụng dịp này, bởi phòng trưng bày xinh xắn chỉ vỏn vẹn 200m2. Chẳng hạn chiếc máy cấy, phát minh của một người nông dân cũng đầy ý nghĩa nhưng chưa thể đem vào phòng trưng bày.
Ngắm hiện vật đầy kỷ niệm tại triển lãm về Đổi mới - ảnh 1Một trong số hiện vật gắn với ký ức người dân về thời kỳ Đổi mới
Một chiếc cột với hai tấm biển “Đổi mới hay là chết” và “Đổi mới để tiến lên” làm nổi bật chủ đề của trưng bày. Những người thực hiện giới thiệu lý do, bối cảnh xã hội, yêu cầu bức thiết phải đổi mới những năm đầu thập ỷ 80. Nội dung này được thể hiện qua câu chuyện về ba nhân vật, ba nhà lãnh đạo có vai trò quyết định: Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt.
Ngắm hiện vật đầy kỷ niệm tại triển lãm về Đổi mới - ảnh 2Mỗi hiện vật đều gắn với những câu chuyện riêng tư
Thông điệp “Đổi mới để tiến lên” được thể hiện qua các nội dung: Cơ hội, Vận động-hội nhập, Tăng trưởng, Sức mạnh, thể hiện qua hiện vật và hình ảnh tiêu biểu.
Ngắm hiện vật đầy kỷ niệm tại triển lãm về Đổi mới - ảnh 3Chiếc phích đá giúp bà mẹ mang cơm đi làm, khi về dùng để đựng kem cho con
Phương pháp tiếp cận nhân học trong triển lãm ở đây chính là cách giới thiệu các giọng nói, tiếng nói của người dân dưới nhiều góc độ khác nhau qua các câu chuyện, hiện vật.

Khoảng 200 hiện vật, tài liệu và hình ảnh của Bảo tàng kết hợp đóng góp của người dân làm nên triển lãm mở về thời kỳ Đổi mới, dù chưa thực sự quy mô nhưng có thể được xem là tổng kết nho nhỏ nhân kỷ niệm 30 năm Đổi mới.

Ngắm hiện vật đầy kỷ niệm tại triển lãm về Đổi mới - ảnh 4Công chúng cũng có riêng không gian để bày tỏ, chia ký ức về thời kỳ Đổi mới.
Ảnh: Toan Toan
Đọc tiếp »

Lạ như liên hoan phim “queer”

Đạo diễn Trương Minh Quý (bìa trái) và nhà tổ chức Nguyễn Quốc Thành giao lưu với khán giả LHP Queer Forever. Ảnh: N.M.Hà.Đạo diễn Trương Minh Quý (bìa trái) và nhà tổ chức Nguyễn Quốc Thành giao lưu với khán giả LHP Queer Forever. Ảnh: N.M.Hà.

Khán giả được chiều chuộng đến mức BTC rải cả chiếu để ai muốn nằm xem cứ tự nhiên. Trà nước, đồ ăn nhẹ cũng được chuẩn bị, khán giả có thể nhâm nhi kèm với phim. Khán giả tuy ít nhưng tỏ ra “chất”, cá tính. Một số nam khán giả ăn mặc rất cầu kỳ, trong khi một số khán giả nữ lại rất phủi.

Phim trong liên hoan chủ yếu nói về các nhân vật có giới tính hoặc cách thể hiện giới tính khác lạ với số đông. Tiếng Anh có một từ để gọi họ: “queer”. Có vẻ như từ này không nặng về phân chia xu hướng tính dục như LGBT mà thiên về lối sống, cách thể hiện khác với chuẩn giới phổ thông. Chả thế mà liên hoan tên là Queer Forver, tổ chức lần đầu năm 2013, đến nay là lần thứ ba. Liên hoan cũng có những phim nội dung không liên quan đến queer, nhưng để được chiếu ở đây, tác giả của chúng phải là queer. Và vì thế, tác phẩm hẳn sẽ thể hiện một quan điểm, phong cách queer.

Phim dài nhất của đạo diễn Trần Phương Thảo và Swann Dubus - Đi tìm Phong, tiếng rưỡi, vừa được một trong 5 giải lớn của Liên hoan phim Jean Rouch (Pháp) 2015 nói về hành trình chuyển giới (từ nam sang nữ) của Lê Ánh Phong - họa sĩ quê Quảng Ngãi. Được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và những người xung quanh, Phong không phải chịu nhiều áp lực từ sự kỳ thị cũng như không lo thiếu tiền để sang Thái chuyển giới. Phim có nhiều đất để bóc tách quá trình biến đổi tâm sinh lý của một chàng trai học cách làm con gái. Phim lồng ghép cả những nhật ký bằng video do chính nhân vật tự thực hiện. Có thể thấy sự cởi mở và bền bỉ của nhân vật góp phần làm nên thành công của phim.

Xem xong chùm phim của các nghệ sĩ Thái Lan, một nhà làm phim Việt Nam tỏ vẻ ngạc nhiên, sao phim của các bạn không thấy có sự đấu tranh vì quyền lợi của LGBT. Các bạn Thái cười, trả lời đại ý ở Thái những chuyện đó đã qua rồi.

Chùm phim Thái hầu hết mang tính thể nghiệm, khá khó xem. Một nghệ sĩ tỏ ra hoàn toàn thoải mái với thân thể của mình qua việc khỏa thân để nhảy múa hoặc nấu cà-ri trong cả hai phim, phim của chính mình và phim của bạn. Có phim chỉ quay cảnh bầu trời để minh họa cho giọng đọc một bài gì như thơ. Lại có phim từ đầu đến cuối chỉ quay miệng của người kể chuyện… Phim dễ xem nhất có lẽ là Chất dịch trong cơ thể mạnh thật (Bodily fluid is so revolutionary) dài 40 phút của đạo diễn R. Boonbunchachoke. Kể về cặp đồng tính nam rất yêu nhau nhưng không thể chung đụng vì người này dị ứng với các loại dịch (kể cả mồ hôi) của người kia. Kết phim đầy hài hước khi cho nhân vật nam đồng tính sau một thời gian bị nữ bác sĩ tán tỉnh đã đồng ý ngủ với bà này trong sự đồng tình của bạn trai… Qua những phim này, có thể thấy người Thái đã thoải mái đến mức “chơi” với sự khác biệt về giới tính, bỏ qua những gì gọi là mặc cảm, kỳ thị từ lâu.

Queer Forever 2016 cũng dành riêng một buổi chiếu cho các phim Myanmar, trong đó có phim tài liệu Người tri kỷ (Soulmate). Phim kể về cuộc sống của cặp đồng giới nữ tại một vùng nông thôn. Hai người sống chung 15 năm, nhận nuôi nhiều trẻ con của các anh, chị trong nhà. Bằng sự kết đôi bền chặt, họ được làng xóm thừa nhận, trở thành một gia đình như bất cứ gia đình nào khác. Nữ đạo diễn Lei Lei Aye cho hay đã quay nhiều cảnh nói về việc họ từng bị kỳ thị ra sao nhưng khi dựng phim quyết định bỏ, chỉ tập trung thể hiện tình yêu của hai nhân vật.

Trương Minh Quý có 3 phim tại liên hoan. Quý sinh 1990, học được một năm tại Trường SKĐA TPHCM thì bỏ, đi theo con đường làm phim tự do. Phim của anh mạnh về ý tưởng. Trong Sao Hỏa nơi đáy giếng, anh đưa khán giả đến thời điểm 2053 khi Sài Gòn đã bị chìm và Buôn Ma Thuột chỉ cao 5m trên mực nước biển. Sau nhiều lần thử nghiệm, Việt Nam đã đưa được người lên Sao Hỏa để… phát triển kinh tế. Thoạt tiên, Quý nghĩ ra nhiều thứ để làm với Người đàn ông có móng tay đỏ, sau vì giận người yêu (cũng là đối tác làm phim) nên cuối cùng phim trở thành phép thử khi tác giả chỉ có phương tiện và nhân lực tối thiểu để làm phim. Trong phim, Quý vào vai người đàn ông tự dưng tỉnh dậy bên bờ sông Loire (Pháp) và không nhớ mình là ai, tại sao ở nơi này. Phim của Quý chiếu ở nhiều liên hoan Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… Mới đây, anh được mời dự Berlinale Talents dành cho các tài năng trẻ tại LHP Quốc tế Berlin.

“Hiểu một cách đơn giản nhất, “queer” tức là những người LGBT, đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới. Nói rộng hơn, “queer” là những người “đứng giữa”, không thuộc về bất cứ phân loại liên quan đến giới và tình dục nào trong xã hội, không đồng tình với việc “đặt đâu ngồi đấy”... Queer cho chúng ta thấy cuộc sống đa dạng và nhiều khi không hoàn toàn như ta tưởng tượng”.

(Trích định nghĩa của BTC Liên hoan Nghệ thuật Queer Forver)

Đọc tiếp »

Y phục xứng kỳ đức

Mai Ngô mặc bộ jeans thiết kế không đẹp gì nhưng vấn đề là áo không cài khuy, phanh ra thế giới bên trong gồm nội y toen hoẻn màu trắng.Mai Ngô mặc bộ jeans thiết kế không đẹp gì nhưng vấn đề là áo không cài khuy, phanh ra thế giới bên trong gồm nội y toen hoẻn màu trắng.

Mai Ngô mặc bộ jeans thiết kế không đẹp gì nhưng vấn đề là áo không cài khuy, phanh ra thế giới bên trong gồm nội y toen hoẻn màu trắng, hở toàn bộ khoang bụng và eo rất to, nước da dày, sẫm màu. Thấy rõ nốt thịt thừa ở khe ngực. Đi dự họp báo sự kiện thời trang cơ đấy, chủ đề “Cảm hứng Việt Nam”.

Trấn Thành thì mặc cái quần mà dân mạng gọi là “quần ngủ”, có vẻ hàng dệt kim, một mớ bùng nhùng bèo nhèo, nom thô thiển nhất ở phần mông, đến nơi giỗ tổ nghề sân khấu để hành lễ. Mái tóc vàng rực dựng đứng như bàn chải, anh vừa chắp tay khấn vái vừa hóm hỉnh tươi cười nhìn vào ống kính phóng viên. Gần đây cặp tình nhân Trấn Thành- Hari Won liên tiếp công khai những cử chỉ thân mật. Đâm ra thấy cảm tình với đám cưới của kiện tướng dance sport Chí Anh, không chào mời phóng viên đến đưa tin, ảnh. Nghệ sĩ cần sô diễn và công chúng nhưng nghệ sĩ cũng cần chút riêng tư chứ.

Tuần trước, báo mạng đưa hình ảnh một nữ du khách Trung Quốc quần soóc cực ngắn, bên trên chỉ có nội y màu trắng, đi vãng cảnh và chụp ảnh ở chùa Linh Ứng, Đà Nẵng. May có cô giáo người Việt góp ý thẳng thắn, không chờ nhà chùa lót tay lá chuối mời ra. Thế mà có độc giả còn bênh được: “Người ta không hiểu tập tục thì chùa phải có sẵn áo cho mượn chứ”.

Đám tang ca sĩ Minh Thuận cũng đầy hình ảnh lạ. Người dân vòng trong vòng ngoài quanh khu vực nhà ở của ca sĩ, cứ thấy người nổi tiếng là giơ điện thoại di động sấn đến chụp lấy chụp để, hoặc đòi chụp cùng, tự sướng. Khiến các nghệ sĩ chạy mất dép. Trong khuôn hình, thấy họ cười nói toe toét, trên người là bộ quần áo lôi thôi hoặc bộ ngủ hoa trên hoa dưới. Bảo làm sao Stendhal (tác giả “Đỏ và đen”, “Tu viện thành Parme”...) phải nghiệt ngã: “Tôi yêu nhân dân tôi, tôi ghét kẻ nào chống lại họ song nếu phải sống với họ sẽ là cực hình không phút nào nguôi”.

Đọc tiếp »

Lén lút xây miếu thờ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu di tích hồ Văn, thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi một số người tập kết vật liệu lén xây điện thờKhu di tích hồ Văn, thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi một số người tập kết vật liệu lén xây điện thờ

Ngày 15/9, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch Hà Nội gửi công văn báo cáo UBND thành phố Hà Nội về thực trạng xây dựng tại hồ Văn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám.

“Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám đang phải đối mặt với sự xâm hại di tích mà nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của một số người dân. Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị cảnh quan, môi trường, kiến trúc, đến hoạt động thu hút khách du lịch”, công văn của Sở nêu rõ.

Cụ thể theo thông tin từ Sở, ngày 13/9 một số người dân lén lút chở vật liệu xây dựng vào gò Kim Châu-hồ Văn để xây dựng không phép điện thờ. Sau khi phát hiện sự việc, Sở thông báo và đề nghị UBND quận Đống Đa giúp đỡ và xử lý.

Tuy nhiên, sau khi các cơ quan chức năng phối hợp ngăn chặn, một số người dân vẫn tiếp tục tái diễn hành vi này đêm 13/9. Hành vi trên vi phạm Điều 32, 33 của Luật Di sản Văn hóa.

Trên tinh thần nhận được báo cáo, chiều 22/9, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan, “đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết triệt để tình trạng xâm hại di tích, giải tỏa và chấm dứt hoạt động xây dựng trái quy định tại đây. Thời gian hoàn thành trong tháng 10, đồng thời các cơ quan liên quan phải báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện”.

Tại gò Kim Châu từng có một bát hương thờ, được cho là của một người dân sống gần di tích để nhang khói cho những người từng chết đuối tại Hồ Văn. Theo bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Trung tâm Văn Miếu, người đặt bát hương thường chỉ ra đó thắp hương vào ngày rằm, mùng một và tranh thủ dọn rác ven hồ.

Lãnh đạo Trung tâm Văn Miếu Quốc Tử Giám cho biết, hiện chiếc thuyền được kéo lên khỏi hồ để người dân không thể ra gò Kim Châu. Tất cả hiện vật xây dựng đã bị phong tỏa.

Đọc tiếp »

Cơ hội chiêm bái tượng phật ngọc nặng 18 tấn

Chùa Thiên Long (trong khuôn viên Thiên đức Vĩnh Hằng Viên, xã Bảo Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ), nơi trưng bày tượng phật ngọc.Chùa Thiên Long (trong khuôn viên Thiên đức Vĩnh Hằng Viên, xã Bảo Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ), nơi trưng bày tượng phật ngọc.

Tượng Phật ngọc Hòa Bình Thế Giới được tạc từ khối ngọc xanh, nặng 18 tấn, khai thác tại Canada và chế tác tại Thái Lan. Tượng được tạc theo khuôn mẫu pho tượng Phật Thích Ca đặt trong Bảo Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ắn Độ), được đặt tên là Tượng Phật Ngọc Hoà Bình Thế Giới.

Cơ hội chiêm bái tượng phật ngọc nặng 18 tấn - ảnh 1

Tượng Phật ngọc Hòa Bình Thế Giới sẽ được trưng bài tại chùa Thiên Long (Phú Thọ) từ ngày 25/9 tới 12/10.

Sau khi hoàn thành, pho tượng đã được triển lãm vòng quanh thế giới từ năm 2009, đến hơn 20 quốc gia.

Tại Việt Phạm, pho tượng đã được cung nghinh qua một số tỉnh phía Bắc, như Bắc Ninh (chùa Dâu), Ninh Bình (chùa Bái Đính), Quảng Ninh (chùa Ba Vàng). Sau đó được an trí và triển lãm tại chù Thiên Long (chùa trong khuôn viên Thiên đức Vĩnh Hằng Viên) trong 15 ngày.

Đây là cơ hội hiếm có để phật tử cả nước được chiêm bái Phật Ngọc trước khi pho tượng được an vị vĩnh viễn tại Australia.

Cơ hội chiêm bái tượng phật ngọc nặng 18 tấn - ảnh 2Cảnh quan khu vực Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên - nơi trưng bày tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới.
Cơ hội chiêm bái tượng phật ngọc nặng 18 tấn - ảnh 3

Chương trình triển lãm bắt đầu từ sáng 25/9 tại chùa Thiên Long, với nhiều hoạt động đi kèm.

Đọc tiếp »

Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng

NSND Thanh Tòng- cây đại thụ của làng cải lương, tuồng cổ Việt Nam bất ngờ ra đi vào sáng 22/9. Ngay trong đêm đó, NSND Bạch Tuyết, Gia đình NSND Lệ Thủy, NSƯT Phượng Loan… tới chia buồn cùng gia đình nghệ sĩ Thanh Tòng.

Lễ viếng NSND Thanh Tòng diễn ra tại nhà riêng ngụ tại Khu dân cư Himlam - Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Lúc 6h15 ngày 24/9, lễ động quan sẽ diễn ra. Sau đó, linh cữu của ông được an táng tại Nghĩa trang Gò Đen.

Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 1NSND Lệ Thủy là một trong số người có mặt sớm nhất tại lễ tang đồng nghiệp. Bà an ủi nghệ sĩ Thanh Loan (trái) - em gái thứ sáu của NSND Thanh Tòng. Ảnh: VnExpress.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 2NSND Bạch Tuyết an ủi Quế Trân, con gái cố nghệ sĩ Thanh Tòng. Ảnh: Dân trí.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 3Nghệ sĩ Bạch Long.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 4Nghệ sĩ Hữu Châu.

Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 5Nghệ sĩ Thanh Thủy hỏi han, chia sẻ cùng người thân trong gia đình NSND Thanh Tòng.

Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 6Nghệ sĩ Thanh Nam.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 7Nghệ sĩ Hồng Tơ.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 8Nghệ sĩ Ưu tú Phượng Loan thường thân mật gọi Thanh Tòng là "cậu". Theo chị, cố nghệ sĩ từng ấp ủ dự định làm liveshow cho các nghệ sĩ cải lương thuộc gia tộc mình được dịp hội tụ nhưng không kịp. Ảnh: VnExpress.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 9NSƯT Hữu Quốc. Ảnh: VnExpress.
Hình ảnh đồng nghiệp, người hâm mộ tiễn đưa nghệ sĩ Thanh Tòng - ảnh 10Những người hâm mộ xếp hàng vào viếng NSND Thanh Tòng. Ảnh: Dân Việt.
Đọc tiếp »